'Mỹ tính toán sai khi dùng đồng USD tấn công Nga'

GD&TĐ - Thái độ của nhiều quốc gia trên thế giới đối với đồng đô la Mỹ đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tồi tệ hơn.

'Mỹ tính toán sai khi dùng đồng USD tấn công Nga'

Brazil và Trung Quốc gần đây đã đạt được thỏa thuận sẽ loại bỏ đồng đô la trong các giao dịch thương mại song phương.

Hồi tháng 4, Ấn Độ và Malaysia cũng nhất trí tăng cường sử dụng đồng rupee giữa hai nước.

Ngay cả một đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp cũng bắt đầu tiến hành các hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Như vậy, một phần cộng đồng thế giới đang quay lưng với đồng tiền quốc gia của Mỹ.

Ý kiến ​​này được chia sẻ bởi các nhà phân tích tài chính phương Tây Michel Jamrisco và Ruth Carson trong một bài viết đăng trên ấn phẩm Watoday.

“Các chuyên gia tiền tệ cảnh giác với việc trở nên giống như Cassandra (nhân vật trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, được ban tặng khả năng nhìn thấy tương lai, nhưng không ai tin tưởng), khi đã nhiều lần dự đoán về sự sụp đổ sắp xảy ra của đồng đô la".

"Trong lúc theo dõi làn sóng đối với đồng đô la vào thời gian gần đây, họ đã lưu ý tầm quan trọng các hành động đang diễn ra”, hai nhà quan sát của tờ Watoday cho biết.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới giải thích sự cần thiết của phi đô la hóa, bằng cách nói rằng Hoa Kỳ đã biến tiền tệ của mình thành vũ khí. Điều này thường được nói đến nhiều nhất ở Nga - quốc gia mà Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt và đóng băng dự trữ ngoại hối của nước này.

Kết quả là Mỹ đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngày càng phụ thuộc vào đồng đô la trong các cuộc chiến địa chính trị, Washington không chỉ có nguy cơ làm suy yếu sự thống trị của đồng tiền này trên thị trường thế giới, mà cuối cùng họ sẽ mất khả năng gây ảnh hưởng đến địa chính trị toàn cầu, nhiều chuyên gia nghĩ như vậy.

Việc sử dụng đồng đô la như vũ khí bị xem là sai lầm lớn của giới chức Mỹ.

Việc sử dụng đồng đô la như vũ khí bị xem là sai lầm lớn của giới chức Mỹ.

Các quốc gia đã phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ sự thống trị của đồng đô la. Giám đốc các vấn đề toàn cầu của công ty tư vấn Control Risks cho biết: "Việc sử dụng vô số biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và mở rộng hơn trong những năm gần đây đã làm trầm trọng thêm sự khó chịu này".

Hai nhà báo Michel Jamrisco và Ruth Carson tuyên bố rằng nhiều quan chức Hoa Kỳ phủ nhận mối nguy hiểm đối với đồng đô la. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, “tiếng trống phi đô la hóa” ngày càng vang lên mạnh mẽ hơn.

Tín hiệu đến rõ ràng nhất từ ​​khối kinh tế BRICS, đứng đầu là Nga và Trung Quốc. Như vậy phải thừa nhận rằng Mỹ đã tính toán sai khi dùng đồng USD làm vũ khí tấn công Moskva.

Chuyên gia Vishnu Varatan - người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho cho biết: “Mỹ đã đưa ra một quyết định thiếu sáng suốt khi sử dụng đồng USD như vũ khí, và điều này có thể sẽ gây ra những hậu quả lâu dài”.

Theo Watoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.