Xe tăng T-62 mang theo 96 rocket từ kinh nghiệm Afghanistan

GD&TĐ - Để khắc phục tình trạng khó khăn về vũ khí trên chiến trường Afghanistan, Quân đội Liên Xô đã có những sáng tạo thú vị.

Xe tăng T-62 mang theo 96 rocket từ kinh nghiệm Afghanistan

Trong khi Quân Liên Xô bị hạn chế về vũ khí, khí tài, trang thiết bị khi ở Afghanistan, các quân nhân đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để tăng hỏa lực cho các phương tiện bọc thép đang phục vụ trên chiến trường.

Cần lưu ý đó là Tập đoàn quân 40 vận hành các xe bọc thép BRDM-2, BMD-1, BMP-1, BMP-2, BTR-70, BTR-80 và các biến thể của chúng với vỏ giáp tăng cường, đi kèm các xe tăng hạng trung T-62.

Một cải tiến đặc biệt đã được ứng dụng trên xe tăng T-62, đó là phía trên tháp pháo, 3 bình rocket UB-32 loại trang bị cho trực thăng đã được gắn vào.

Cụm ống phóng này được thiết kế để phóng rocket không điều khiển S-5 cỡ 57 mm. Kết quả là xe tăng T-62 có thể đảm nhiệm vai trò pháo phản lực phóng loạt với cơ số đạn lên tới 96 quả.

S-5M là loại rocket hàng không tương đối nhỏ: chiều dài không vượt quá 882 mm và trọng lượng 3,86 kg, tầm bắn hiệu quả 1800 m. Theo ghi nhận của các chuyên gia, việc sử dụng vũ khí theo cách trên có tác động tâm lý đáng kể.

Bệ phóng BKP-B812 tương thích rocket S-8 gắn trên xe thiết giáp MT-LB.
Bệ phóng BKP-B812 tương thích rocket S-8 gắn trên xe thiết giáp MT-LB.

Ngoài ra theo một số báo cáo, bệ phóng BKP-B812 với 12 ống phóng sử dụng rocket không điều khiển S-8 (loại cũng được sử dụng trên trực thăng) với một số sửa đổi nhỏ đã được thử nghiệm ở Afghanistan.

S-8 có thể mang đầu đạn phân mảnh, xuyên bê tông và nhiệt áp. Trọng lượng của chúng dao động trong khoảng từ 11,3 đến 15,2 kg. Phạm vi phóng lên tới 2000 m.

Sau đó, kinh nghiệm thu được từ Afghanistan đã được sử dụng trong các cuộc xung đột khác, bao gồm cả trên lãnh thổ của các quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết.

Theo Vestnik-rm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ