Mỹ tính lắp tên lửa AIM-120 AMRAAM lên tiêm kích Liên Xô

GD&TĐ - Lầu Năm Góc đang nghiên cứu khả năng lắp tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM lên tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Ukraine.

Mỹ tính lắp tên lửa AIM-120 AMRAAM lên tiêm kích Liên Xô

Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia chưa thông qua việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Lầu Năm Góc thay mặt Washington bắt đầu nghiên cứu khả năng lắp đặt tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM trên máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất.

Tính đến năm 2022, khoảng 25 nghìn tên lửa AMRAAM đã xuất xưởng, một vấn đề lớn đối với Nga là loại đạn này có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 180 km, tính năng trên sẽ cho phép phi công Ukraine đối đầu sòng phẳng với Nga.

Hiện tại tên lửa Vympel R-27 mà Không quân Ukraine sử dụng là loại bán chủ động, buộc máy bay phải liên tục chiếu radar vào mục tiêu, khiến độ chính xác không cao và dễ bị tổn thương nếu đối phương phản kích bằng đạn lắp đầu dò radar chủ động.

Tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của Mỹ sẽ mang lại sức mạnh mới cho Không quân Ukraine.

Tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của Mỹ sẽ mang lại sức mạnh mới cho Không quân Ukraine.

Theo thông báo, Quân đội Mỹ đang xem xét liệu có thể tích hợp các tên lửa không đối không tiên tiến của phương Tây lên máy bay chiến đấu thời Liên Xô của Ukraine hay không.

Đây là nỗ lực cuối cùng để trang bị các tính năng mới cho nền tảng cũ trước trận chiến lớn dự kiến diễn ra vào mùa hè năm nay.

Nỗ lực này nếu thành công có thể là một phần giải pháp cho nhu cầu tăng cường hỏa lực phòng không của Kyiv, nhằm giảm bớt ưu thế của Nga.

Trước đây, tên lửa chống radar AGM-88 HARM đã được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27, và trong số những thứ khác, có thông tin cho biết các chuyên gia Ba Lan cũng đã tìm cách điều chỉnh máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Ukraine để sử dụng hành trình chiến thuật Storm Shadow do châu Âu sản xuất.

Việc cung cấp tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM cho Ukraine có thể trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng đối với Moskva, vì ngày nay hàng không quân sự Nga đang chiếm ưu thế lớn trong không chiến, nhưng điều này có thể sớm bị xóa nhòa.

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ