Mỹ thúc giục Kiev

GD&TĐ - Sau khi Mỹ phân bổ gói viện trợ mới 500 triệu USD cho Kiev đã thúc giục Quân đội Ukraine phản công nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Mỹ thúc giục Kiev

Lầu Năm Góc hôm 28/6 thông báo, Hoa Kỳ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD cho Ukraine, trong đó đặc biệt quan trọng là đạn dược dành cho các hệ thống Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) M142 và tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Patriot.

Theo dữ liệu của cơ quan quân sự Hoa Kỳ, đợt viện trợ này bao gồm “các loại vũ khí then chốt cần thiết để hỗ trợ chiến dịch phản công, tăng cường khả năng phòng không của Ukraine”, cũng như các phương tiện bọc thép, vũ khí chống tăng và đạn dược bổ sung.

Theo thông báo của Lầu Năm Góc, gói viện trợ mới của Hoa Kỳ dành giúp đỡ Quân đội Ukraine còn bao gồm 30 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, 25 xe bọc thép chở quân Stryker, đạn pháo và phụ tùng thay thế.

Ngoài ra, Hoa Kỳ dự định cung cấp cho Kiev đạn tên lửa chống tăng Javelin, đạn dược hàng không và đạn pháo, vũ khí xạ kích, thiết bị ảnh nhiệt và tổ hợp nhìn đêm, cũng như phụ tùng dự trữ để thay thế.

Trước đó, vào hồi tháng 5 Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố các gói viện trợ trị giá hơn 1,5 tỷ USD để Quân đội Ukraine chuẩn bị cho cuộc phản công vào các khu vực mà Nga đang kiểm soát ở phía đông và nam Ukraine.

Theo tờ New York Times (NYT) của Mỹ, mặc dù các gói viện trợ mới liên tiếp được công bố nhưng việc thông qua chúng ngày càng trở nên khó khăn bởi sự đồng thuận của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Quốc hội Hoa Kỳ về viện trợ cho Ukraine đang trên bờ vực chia rẽ.

Theo NYT trong bối cảnh cần phải cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực khác do khối lượng nợ công tăng phi mã, sự đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ trong việc cung cấp những khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine đang bắt đầu rạn nứt.

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng, các đại diện cánh hữu của Đảng Cộng hòa đang tăng cường nỗ lực nhằm hạn chế hoặc thậm chí ngăn chặn kế hoạch cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Lập trường của họ đang được củng cố trong bối cảnh tài trợ cho các chương trình giáo dục, nhà ở và thực phẩm bị cắt giảm, trong khi ngược lại, tài trợ quân sự đang tăng lên.

Sự chia rẽ này càng trở nên trầm trọng hơn bởi thỏa thuận trần nợ khiến các đảng viên Cộng hòa cực hữu tức giận.

Trong bối cảnh đó, giới chính khách phương Tây đang bắt đầu sốt ruột bởi tiến độ phản công “quá chậm chạp” của chính quyền Kiev, khi đã gần 3 tuần trôi qua mà Quân đội Ukraine dường như không giành được thắng lợi nào “có tiếng vang nho nhỏ” chứ đừng nói là có thể xoay chuyển cục diện chiến trường.

Tờ Politico của Mỹ hôm 27/6 cho biết rằng, Hoa Kỳ và châu Âu không thích việc quân đội Ukraine “quá thận trọng” trên tiền tuyến trong cuộc phản công, khi họ nêu lý do trì hoãn cuộc tấn công là do chờ đợi thời tiết tốt hoặc các yếu tố thuận lợi khác, rồi mới tấn công vào các vị trí của Nga.

Do đó, Mỹ và một số quốc gia châu Âu trong nhiều tuần qua đã thúc giục Ukraine hành động nhanh hơn, cứng rắn và mạnh mẽ hơn trên tiền tuyến. Nếu càng chậm trễ, Quân đội Nga càng có thêm thời gian để tăng cường binh lực, củng cố thế trận phòng thủ vững chắc hơn.

Ngược lại, các quan chức Kiev cho biết, lập luận không có sự chậm trễ cố ý nào từ phía Lực lượng Vũ trang Ukraine. Họ cũng muốn tấn công nhanh hơn, nhưng các bãi mìn dày đặc, thời tiết xấu và sự vượt trội về hỏa lực của máy bay Nga đã cản trở bước tiến của của các mũi tấn công.

Các nhà phân tích từ lâu cảnh báo, mặc dù quân đội Ukraine được đào tạo ở các nước NATO và nhận nhiều vũ khí phương Tây, nhưng điều đó không đồng nghĩa là trình độ chiến đấu của họ có thể nhanh chóng ngang bằng với lực lượng của các nước NATO kỳ cựu.

Tờ báo Mỹ nêu thực tế là Quân đội Ukraine vẫn đang theo đuổi chiến lược tấn công tiêu hao, bất chấp các cuộc tập trận gần đây họ đã được tiếp cận và thực hành các hoạt động phối hợp tấn công giữa các loại vũ khí, phương thức tác chiến cơ động và thao luyện pháo kích chính xác tầm xa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.