Sự kiện do Hội Kiến trúc sư Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2019).
Triển lãm trưng bày các hiện vật mang đậm dấu ấn mỹ thuật Đông Dương – giai đoạn đỉnh cao của nền mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Hơn 200 tư liệu, hiện vật, tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của nhiều tác giả với nhiều chất liệu khác nhau được ra mắt công chúng Thủ đô.
Các nội dung trưng bày như một câu chuyện lướt qua lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển Mỹ thuật ứng dụng hiện đại Việt Nam như thể hiện mối liên hệ từ Bảo tàng công nông thương nghiệp đến trường Mỹ thuật Đông Dương.
Sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thập niên 30 thế kỷ 20 (từ phải sang: họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện... |
Những năm đầu thế kỷ 20 cũng chính là giai đoạn mỹ thuật Việt Nam có bước đột phá chuyển mình từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang mỹ thuật hiện đại. Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đào tạo ra nhiều họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc đã làm rạng danh nền mỹ thuật Việt Nam trong quá khứ và cả hiện tại.
Trường góp phần to lớn trong việc đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương thông qua việc tương hợp những nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương với nhau.
Song song với việc hướng các nghệ sĩ bản địa tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ mới của phương Tây là việc hỗ trợ họ phát huy những bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình.
Điểm nhấn quan trọng về phần điêu khắc trang trí chính là hai bức phù điêu trên giảng đường của trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương) của Georges Khánh và Vũ Cao Đàm; bức tranh bà đầm xòe của Victor Tardie, bộ sưu tập tem do các cựu học sinh trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác...
Các họa sĩ lớp hội họa và điêu khắc năm 1930. |
Trưng bày chuyên đề: mang chủ đề "Giao thoa văn hóa Đông Tây"; là mảng nội dung giới thiệu trường Mỹ thuật Đông Dương; Mỹ thuật ứng dụng; Kiến trúc; Tủ tượng Mỹ nghệ Đông Dương;…nhấn mạnh về mối liên hệ giữa nghệ thuật với tiến trình phát triển văn hóa xã hội; Sức sống của các bảo tàng, các cuộc trưng bày lịch sử hay nghệ thuật không thể tách rời với phát triển sinh kế , quảng bá công kỹ nghệ
Các tác phẩm tượng mỹ nghệ Đông Dương sáng tác theo phong cách mỹ nghệ Mỹ thuật Đông Dương nửa đầu thế kỷ 20, thể hiện qua các đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, trang phục… từng được trưng bày tại triển lãm đấu xảo, Bảo tàng Maurice Long, triển lãm quốc tế Pháp...
Thông qua sự tài khéo, các nghệ sĩ đã mang đến cho công chúng những sản phẩm tinh xảo, đầy cảm xúc và sáng tạo.
Triển lãm đã nêu bật thành tựu của mỹ thuật Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn của hội họa, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng, là một cuộc cách mạng thẩm mỹ quan trọng vào đầu thế kỷ 20.
Những thay đổi về thẩm mỹ này không chỉ thể hiện trên các tác phẩm hội họa, mà còn thấy trên diện mạo ở kiến trúc và trên trang phục thời trang, quảng cáo…, cho thấy sự sáng tạo, cá tính của người nghệ sỹ và trên hết là sự giao lưu - tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
Trải qua thời gian, nền mỹ thuật đương đại của chúng ta vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ tinh thần này. Điều đó khiến cho mỹ thuật luôn trở nên gần gũi với công chúng, với cuộc sống thường ngày của người dân nơi phố thị hay ở vùng thôn quê.
Tại không gian triển lãm này Bảo tàng Hà Nội đã kết hợp với các đối tác để đưa vào một thử nghiệm mới và khá đặc biệt mang tên: “Bùi Xuân Phái với Hà Nội”.
Đây là sự kiện triển lãm đầu tiên về tranh của Danh họa Bùi Xuân Phái tại Việt Nam, sử dụng công nghệ 3D mapping, và các công nghệ đa phương tiện, kết hợp âm thanh, ánh sáng đặc biệt, tái hiện lại một không gian mới đầy màu sắc nhưng cũng rất thú vị và ấn tượng.
Tranh đa phương tiện đầu tiên của danh họa Bùi Xuân Phái. |
Triển lãm giới thiệu hơn 100 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái về các chủ đề “Phố Phái”, “Chèo Phái” và “Phái với bạn bè…
Điều thú vị khi đến triển lãm là không gian trưng bày được kết hợp giữa tả thực và sân khấu hóa tạo hiệu ứng về thị giác, thính giác đem lại cho khách tham quan.cảm giác được đắm mình vào tác phẩm và có một môi trường trải nghiệm, thuận lợi trong tương tác với tranh của danh họa,