Tuần trưng bày tranh của họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương

GD&TĐ -Tuần lễ trưng bày các tác phẩm của hai họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương sẽ diễn ra từ 4/10 - 10/10 tại Nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn (63 Hàm Long, Hà Nội).

Triển lãm tranh của họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương
Triển lãm tranh của họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương

Người yêu nghệ thuật, các nhà sưu tập và công chúng Thủ đô sẽ được thưởng thức các tác phẩm của hai họa sĩ Lê Văn Xương và Văn Giao.

Họa sĩ Lê Văn Xương sinh năm 1917, ông được gia đình gửi lên Hà Nội học và ở cùng người anh rể là họa sĩ La Chấn Hưng từ năm 12 tuổi. Tuy không thi vào trường Mỹ Thuật nhưng ông đã tiến bộ rất nhanh trong hội họa bởi được người anh rể mời thầy về dạy tại gia

Năm 1941, Lê Văn Xương mở triển lãm tranh cá nhân đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1949 ông tiếp tục có phòng tranh riêng, thu hút sự quan tâm của nhiều giới. Tại phòng tranh của mình, ông cũng thường xuyên giới thiệu các sáng tác mới, gặp gỡ bạn bè trong giới mỹ thuật và giới sưu tầm.

Năm 1951, ông triển lãm cá nhân tại Đà Lạt, trong đó có nhiều tác phẩm vẽ phố phường Hà Nội.

Nhà phê bình Thụy Khuê nhìn nhận: “Lê Văn Xương không để lộ cá tính của họa sĩ, ông tự xóa cá tính của mình đi, để chỉ bộc lộ cá tính của nhân vật và thần khí của bức tranh và ở đây là thần khí đường phố.

Ông chú ý đến mọi chi tiết, đến từng động tác của nhân vật, chính những chi tiết nhỏ nhặt ấy đã cấu tạo nên nhân vật, tạo nên hành động của nhân vật. Mỗi nhân vật dù bé, dù xa thế nào, cũng được ông khảo sát rất kỹ các cử chỉ, thái độ của họ: họ kéo xe, họ đi, họ gánh... tất cả mọi động tác của chân, tay, lưng, đầu... dù chỉ có với vài vết bút quét nhanh, phác vội, như vô tình, nhưng đều có ý nghĩa, có chủ đích, đều mang những dấu hiệu chính xác”.

Họa sĩ Văn Giao sinh năm 1919 tại Hà Nội và mảnh đất ngàn năm văn hiến đã cho ông nguồn chất liệu và đề tài phong phú. Sớm bộc lộ năng khiếu vẽ từ nhỏ, Văn Giao đã cộng tác với các tòa soạn báo ở mục vẽ tranh truyện.

Có nhiều sáng tác nặng lòng với Hà Nội, ông từng nhà in riêng mang tên “Cây Thông”.

Thời gian sau khi hòa bình lập lại, ông vẽ pano, áp phíc tại các rạp chiếu bóng, làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội. Ông là nghệ nhân cây cảnh được phong danh hiệu “Bàn tay vàng”. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm ông chuyển hẳn sang vẽ tranh lụa và gặt hái được nhiều thành công.

Đối với cây cọ Văn Giao, thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận, ông vẽ theo những gì mà ông cảm nhận chứ không phải cái ông nhìn thấy. Do đó, ở tranh Văn Giao có đủ yếu tố vừa thật lại vừa hư. Dù một khóm trúc, một nhành mai hay một cảnh sông núi bao la đều gợi cho ta một thế giới thơ mộng và thanh cao.

Năm 1994 Văn Giao mở triển lãm cá nhân tại Hà Nôi. Năm 1999 triển lãm tại gallery Thế Giới. Tranh của ông được nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước tìm kiếm và lưu giữ.

Nhận xét về người họa sĩ Văn Giao, họa sĩ Văn Đa tâm sự: “Mỗi người có một con đường riêng đi đến với nghệ thuật. ông Văn Giao thuộc lớp người Hà Nội xưa. Trong giao tiếp, ông là người hào hoa phong nhã. Còn trong nghệ thuật ông chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Đông, đặc biệt với nghệ thuật Đường-Tống của Trung Hoa. Tuy nhiên, ở tranh ông vẫn hiện ra những nét vẻ rất riêng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.