Mỹ ra điều kiện với Nga về việc rút khỏi INF trong vòng 60 ngày

GD&TĐ - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng Washington sẽ dừng thực hiện những nghĩa vụ của mình theo hiệp ước hạt nhân INF 1987 trong vòng 60 ngày nữa nếu Nga không “quay trở lại việc tuân thủ” hiệp ước này.  

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Nói với các bộ trưởng thuộc khối NATO hôm qua (4/12), ông Pompeo nói rằng Mỹ sẵn sàng bắt đầu quá trình rời khỏi hiệp ước này và dẫn lý do là Nga đã vi phạm.

“Theo những sự thật này, hôm nay, Mỹ sẽ tuyên bố đã thấy Nga vi phạm hiệp ước và sẽ tự rời khỏi hiệp ước trong vòng 60 ngày trừ khi Nga trở lại tuân thủ nó” – ông nói.

Trong khi đó, ông Pompeo cho rằng Mỹ đã tuân thủ luật và bị ràng buộc bởi các cam kết quốc tế của mình.

“Khi chúng tôi đưa ra những cam kết của mình, chúng tôi đã đồng ý bị ràng buộc bởi chúng. Chúng tôi cũng mong các đối tác của mình trong hiệp ước cũng làm điều tương tự ở mọi nơi – và chúng tôi sẽ khiến họ chịu trách nhiệm khi khi lời nói của họ được chứng minh là không còn đáng tin cậy” – ông Pompeo nói.

Hôm 3/12, 3 nghị sĩ đảng Dân chủ là Bob Menendez, Jack Reed và Mark Warner cũng đã chỉ trích ý định của Tổng thống Trump khi muốn rút khỏi hiệp ước và gọi đây là một “món quà chính trị và địa chính dành cho Nga”, họ cho rằng nó thiếu “sự suy đoán chiến lược” và thậm chí có thể ảnh hưởng tới các hiệp ước kiểm soát vũ khí khác, trong đó có Hiệp ước giảm trừ vũ khí chiến lược (START).

Mỹ liên tục nói rằng Nga vi phạm hiệp ước giảm trừ vũ khí có từ 30 năm trước và cho rằng Nga đã chế tạo tên lửa vốn bị cấm theo các điều khoản của hiệp ước này. Về phần mình, Moscow cũng cáo buộc Mỹ không tuân thủ và cho rằng các căn cứ của Mỹ ở Đông Âu không chỉ mang tính phòng vệ mà còn mang tính tấn công, đồng thời có thể được sử dụng để nhắm vào Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đồng tình với ông Pompeo khi nói rằng các thành viên NATO đã kết luận Nga vi phạm hiệp ước và “tạo ra mối đe dọa” cho các đồng minh của mình. Ông Stoltenberg cho biết sự “đoàn kết” của NATO về vấn đề này thể hiện “sức mạnh” của liên minh quân sự và “gửi đi một thông điệp rõ ràng về nước phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm”.

Hiệp ước INF được Mỹ và Nga ký năm 1987, hiệp ước này loại bỏ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình hạt nhân và thông thường có tầm xa 500 đến 5.500km được phóng từ mặt đất. Hiệp ước này không ảnh hưởng tới các tên lửa phóng từ trên không hoặc từ biển mà Mỹ sở hữu vào thời điểm đó nhưng Nga thì không.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.