Mỹ quyết trang bị vũ khí siêu thanh dù chưa hoàn thành thử nghiệm

GD&TĐ - Hãng Bloomberg, trích dẫn báo cáo vũ khí hàng năm của Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ được trang bị vũ khí siêu thanh đầu tiên không sớm hơn năm 2025.

Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A.
Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A.

Trong đợt đầu tiên, quân đội Mỹ sẽ được tiếp nhận 8 tên lửa siêu thanh nhưng không sớm hơn năm 2025. Hiện tại, vũ khí siêu thanh chưa vượt qua các bài kiểm tra cần thiết.

"Quân đội đã bỏ lỡ mục tiêu sở hữu dàn vũ khí siêu thanh tầm xa đầu tiên, bao gồm cả tên lửa, vào năm tài chính 2023 do các vấn đề tích hợp", báo cáo cho biết.

Cũng theo Bloomberg, Lầu Năm Góc đang "đi đúng hướng để hoàn thành các khắc phục cần thiết" sau những lần thử nghiệm thất bại trước đây.

Tuy nhiên, nếu các vấn đề mới được phát hiện trong quá trình phóng thử, việc chuyển giao tên lửa và vận hành hệ thống đầu tiên có thể bị hoãn lại.

Trong khi đó, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Lầu Năm Góc đang gặp vấn đề ở tất cả các giai đoạn trong quá trình tạo ra vũ khí siêu thanh

Loạt thách thức chính bao gồm thiếu vật liệu tin cậy, thử nghiệm không thành công, thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết như hầm gió, chi phí phát triển cao và chưa có kế hoạch triển khai vũ khí một cách rõ ràng.

Cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Tướng John Hyten cho rằng Lầu Năm Góc không nên hành động chậm chạp như vậy.

"Sự lo ngại của tôi về việc thiếu tiến bộ trong việc phát triển vũ khí siêu thanh ngày càng tăng. Chúng ta cần phải đẩy nhanh tốc độ theo nhiều hướng", ông Hyten nói.

Cựu giám đốc mua sắm của Lực lượng Không quân - ông William Roper cũng nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng Mỹ thiếu chiến lược phát triển những loại vũ khí như vậy.

"Vào thời của tôi, không có chiến lược phát triển vũ khí siêu thanh ở Lầu Năm Góc. Và theo những gì tôi có thể thấy từ bên ngoài, bản kế hoạch như vậy dường như không tồn tại ngay cả tại thời điểm bây giờ", ông Roper nói.

Cũng theo nguồn tin này, Lầu Năm Góc đang tài trợ cho một số dự án chế tạo vũ khí siêu thanh, nhưng không biết nên sử dụng loại nào cũng như triển khai như thế nào.

WSJ lưu ý rằng Nga và Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển vũ khí siêu thanh trong khi Mỹ vẫn chưa sở hữu một tên lửa siêu vượt âm nào.

Hồi đầu tháng 9/2023, Lầu Năm Góc quyết định hủy thực hiện vụ phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh đầu tiên của nước này mà không đưa ra lý do dẫn tới quyết định trên.

Theo đánh giá của tờ Wall Street Journal, đây chính là minh chứng tiếp theo cho thấy việc Lầu Năm Góc sở hữu vũ khí siêu thanh không thể diễn ra trong tương lai gần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.