Mỹ lo ngại tên lửa phòng không tầm bắn 2.000 km của Trung Quốc

GD&TĐ - Trong hai thập kỷ tới, hình thức chiến tranh trên không có thể thay đổi đến mức khó lòng nhận ra, nhưng câu hỏi ở đây là ai sẽ ở vị trí dẫn đầu.

Mỹ lo ngại tên lửa phòng không tầm bắn 2.000 km của Trung Quốc

Bộ tư lệnh Không quân Mỹ đã đệ trình lên Quốc hội một báo cáo về triển vọng phát triển đến đến năm 2050, trong đó đặc biệt nêu rõ rằng vào thời điểm cụ thể, Trung Quốc có thể nhận được tên lửa phòng không tầm xa lên đến 2.000 km, điều này sẽ thay đổi về căn bản cuộc chiến trên không.

Tuy nhiên không có lý do gì để tin rằng lợi thế của Trung Quốc ở phân khúc trên sẽ là tuyệt đối, và bản thân Mỹ sẽ không có những bước đi tương tự nhằm duy trì lợi thế, cổng thông tin The War Zone (TWZ) cho biết.

Để bắt đầu, cần nhấn mạnh ngay từ tháng 3 năm 2024, đã có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phát triển một tên lửa phòng không có tầm bắn 2.000 km, dựa trên tên lửa siêu thanh thử nghiệm Feitian-1. Tức là trong trường hợp này, giới chức Mỹ ước tính vào năm 2050 họ sẽ phải đối diện thứ vũ khí trên.

Ngoài ra nội dung của báo cáo còn tiết lộ một điểm thú vị - các nhà phân tích của tài liệu viết một cách chung chung rằng "đến năm 2050, tên lửa phòng không có tầm bắn 2.000 km sẽ xuất hiện, và điều này là một thách thức đối với Không lực Hoa Kỳ (USAF)", cho thấy người Mỹ đang cảnh giác với những diễn biến từ Trung Quốc.

cca678637af32cd8.jpg
Tên lửa siêu thanh thử nghiệm Feitian-1 là nền tảng để Trung Quốc tạo ra tên lửa đánh chặn tầm xa 2.000 km.

Nếu đánh giá trên trở thành sự thật, USAF sẽ gặp nhiều hạn chế về khả năng sử dụng ngay cả máy bay tiếp nhiên liệu, khi các phương tiện này phải hoạt động ở những khu vực xa xôi, chưa kể máy bay chiến đấu và máy bay tấn công.

Hơn nữa, nếu tên lửa phòng không có tầm bắn 2.000 km xuất hiện trong kho vũ khí của Trung Quốc, điều này cũng đồng nghĩa với việc USAF sẽ mất khả năng thiết lập ưu thế trên không trong các hoạt động phòng thủ hoặc tấn công, chưa kể người Mỹ không còn khả năng bao phủ các căn cứ không quân của họ ở Thái Bình Dương.

Nói cách khác, trước mối đe dọa xuất hiện một loại tên lửa đánh chặn như vậy, mà theo lý thuyết sẽ trực chiến vào năm 2050, nhìn chung vẫn chưa rõ Mỹ phải làm thế nào để tiến hành một cuộc chiến trên không trong điều kiện hiện đại.

Tuy nhiên như tờ TWZ nhấn mạnh thêm, ngay cả khi Trung Quốc thành công khi tạo ra một tên lửa đánh chặn có tầm bắn xa như vậy thì cũng cần phải phát triển cơ sở hạ tầng ứng dụng phù hợp cho nó. Nói cách khác, Bắc Kinh cần tạo ra một mạng lưới cảm biến, chẳng hạn như vệ tinh để dẫn tên lửa tới mục tiêu.

Và bên cạnh đó, chính Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu phân khúc tên lửa đánh chặn tầm xa của riêng mình. Một ví dụ ở đây chính là dự án tích hợp tên lửa phòng không hạm tàu SM-6 với tên mới là AIM-174 nhằm tích hợp cho tiêm kích hạm F/A-18 Hornet.

Những tên lửa như vậy ở chế độ không đối không sẽ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách trên 500 km, và thậm chí đảm nhiệm vai trò phương tiện phòng thủ chống tên lửa.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao HQ-19 của Trung Quốc ra mắt.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ