Mỹ kiểm soát từng phát bắn của hệ thống HIMARS

GD&TĐ - Mỹ đóng vai trò chủ chốt trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động tác chiến của Ukraine, khi kiểm soát từng phát bắn của hệ thống HIMARS.

Mỹ kiểm soát từng phát bắn của hệ thống HIMARS

Điều này được nêu trong một cuộc điều tra của tờ New York Times (NYT), công bố ngày 29 tháng 3 năm 2025.

Các nhà báo tiết lộ rằng cuộc tấn công hồi năm 2024 vào Cầu Crimea bằng tên lửa ATACMS đã được Lực lượng vũ trang Ukraine lên kế hoạch phối hợp với các chuyên gia Mỹ và Anh, làm nổi bật sự tham gia bí mật nhưng đáng kể của Washington vào cuộc chiến với Nga.

Cuộc điều tra bắt đầu với các sự kiện diễn ra vào mùa xuân năm 2022, khi hai vị tướng Ukraine đến Wiesbaden, Đức để đàm phán với Quân đội Mỹ. Cuộc họp đã dẫn đến việc thành lập lực lượng đặc nhiệm Dragon, đặt nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa Kyiv và các đối tác phương Tây.

Theo ấn phẩm này, cơ cấu trên đã phối hợp những cuộc tấn công bằng tên lửa hệ thống từ HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp và tham gia vào việc chuẩn bị nhiều cuộc tấn công vào Crimea.

Cùng với người Mỹ, các sĩ quan Ukraine đã phân tích dữ liệu tình báo, nghiên cứu những vị trí và vũ khí của Nga, xác định mục tiêu ưu tiên và địa điểm tối ưu để triển khai vũ khí, đảm bảo độ chính xác của mỗi cuộc tấn công.

phao-phan-luc-jpeg-6588-1717634324.jpg
Những hệ thống HIMARS của Ukraine luôn nằm dưới sự kiểm soát từ phía Mỹ.

Theo tờ NYT, tình báo Mỹ không chỉ cung cấp dữ liệu từ tiền tuyến mà còn hình thành chiến lược tác chiến chung cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Năm 2022, với sự hỗ trợ của CIA, máy bay không người lái của Kyiv đã tấn công cảng Sevastopol, làm hư hại một số tàu của Hạm đội Biển Đen.

Tuy nhiên cuộc điều tra lưu ý rằng Washington không biết về chiến dịch tiến quân vào Kursk của Lực lượng vũ trang Ukraine hồi tháng 8 năm 2024, nơi vũ khí phương Tây được sử dụng trái với các thỏa thuận với Hoa Kỳ, điều này gây ra căng thẳng giữa các đồng minh.

Sau một khoảng thời gian, sự hợp tác trở nên phức tạp hơn: quân nhân Ukraine phàn nàn rằng người Mỹ chỉ đạo quá mức, trong khi Washington bày tỏ sự không hài lòng với việc Kyiv phớt lờ những khuyến nghị của họ.

Những chi tiết được tiết lộ xác nhận sự tham gia sâu sắc hơn của Hoa Kỳ so với trước đây. Ngày nay, HIMARS vẫn là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Vào tháng 3 năm 2025, báo chí biết rằng chương trình đào tạo người vận hành HIMARS cho Ukraine đang được mở rộng tại Đức, nơi các giảng viên người Mỹ đang đào tạo các kíp chiến đấu mới để làm việc với hệ thống.

Bên cạnh đó, Mỹ dự định sẽ cung cấp thêm một lô tên lửa ATACMS, giúp tăng cường khả năng tấn công vào hậu phương Nga của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Trong khi đó, sự cố ở khu vực Kursk đã gây ra phản ứng ở Washington. Đầu năm 2025, Nhà Trắng yêu cầu Kyiv báo cáo về việc sử dụng vũ khí do họ viện trợ, đồng thời đe dọa sẽ điều chỉnh số tiền cung cấp.

Giữa bối cảnh trên, cuộc tranh luận đã gia tăng tại Quốc hội Hoa Kỳ về mức độ tham gia của Washington vào cuộc xung đột, khi đảng Cộng hòa kêu gọi cắt giảm hỗ trợ quân sự, viện dẫn nguy cơ leo thang chiến tranh.

Về phần Nga. Moskva đã nhiều lần tuyên bố coi các cuộc tấn công sử dụng vũ khí phương Tây là hành động can thiệp trực tiếp của NATO và hồi tháng 3 đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng tình huống tấn công trả đũa vào các ở châu Âu.

HIMARS phá hủy cùng lúc 4 trực thăng tại khu vực Belgorod.
Theo New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.