Mỹ dập tắt hy vọng về một Minsk-3

GD&TĐ - Giới chức Hoa Kỳ không muốn mời châu Âu đàm phán về cuộc xung đột Nga-Ukraine, để tránh lặp lại kịch bản như các “Thỏa thuận Minsk” trước đây.

Mỹ dập tắt hy vọng về một Minsk-3

Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Ukraine là ông Keith Kellogg cho biết, chỉ có đại diện của Moscow, Kiev và Washington sẽ có mặt tại bàn đàm phán dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia vào tuần tới, để giải quyết xung đột ở Ukraine.

Theo ông, châu Âu sẽ không tham gia vào tiến trình này vì Hoa Kỳ không muốn câu chuyện về “Thỏa thuận Minsk” lặp lại.

Được biết, “Thỏa thuận Minsk” là các thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt chiến tranh ở vùng Donbass của Ukraine, giữa chính quyền Kiev và các lực lượng ly khai thân Nga.

Nội dung của các “Thỏa thuận Minsk” do “Nhóm Liên lạc Ba bên về Ukraine” dự thảo. “Nhóm Liên lạc ba bên” này bao gồm Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) do Đức và Pháp làm trung gian, hoạt động theo thể thức của “Định dạng Normandy”.

Giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ lại gạt châu Âu ra khỏi kế hoạch này, Kellogg nhắc rằng, các “Thỏa thuận Minsk” (Minsk-1 năm 2014 và Minsk-2 năm 2015), vốn đã không được thực hiện trong nhiều năm, nhưng các nước châu Âu đã ký vào văn bản này không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc này.

Ông Keith Kellogg nói thêm rằng, theo kế hoạch của Washington, Hoa Kỳ sẽ đảm nhận vai trò trung gian và Mỹ hiện đang thu thập dữ liệu về “những gì sẽ xảy ra” với hai bên đang giao tranh là Ukraine và Nga.

Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh, rất dễ để nói về các giải pháp khả thi, nhưng rất khó để thực hiện điều đó và Hoa Kỳ mong muốn đạt được ranh giới và an ninh ổn định. Mặc dù có thể một số bên không tham gia vào các cuộc đàm phán này nhưng “sẽ không có ai bị loại trừ”.

Các chuyên gia đã nhiều lần lưu ý đến thực tế rằng, câu chuyện về thỏa thuận Minsk đã làm suy yếu nghiêm trọng thẩm quyền và uy tín của châu Âu với tư cách là nhà đàm phán và trung gian.

Các cựu lãnh đạo của Pháp và Đức (Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel) sau này đã thừa nhận, sự thất bại của các “Thỏa thuận Minsk” sẽ tiếp tục ám ảnh Liên minh châu Âu trong một thời gian dài, nhưng EU vẫn phải tham gia vào các quá trình đàm phán.

Nhưng không chỉ Hoa Kỳ không quan tâm đến điều này mà cả Nga cũng vậy, khi mà trải nghiệm của “Minsk-2” thực sự rất đáng buồn. Và Điện Kremlin đã công khai tuyên bố rằng, ông Vladimir Putin có ý định đưa vấn đề này vào ngay cả trong các cuộc đàm phán song phương với người đứng đầu Nhà Trắng Donald Trump.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikToker 'đổ bộ' màn ảnh Việt

GD&TĐ - Phim điện ảnh 'Mưa đỏ' (Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất) tái hiện 81 ngày đêm bi hùng ở Thành cổ Quảng Trị đã đóng máy.

Các giống vừng mới được chọn tạo.

Tạo giống vừng siêu năng suất

GD&TĐ - Hai giống vừng mới do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (Quy Nhơn, Bình Định) chọn tạo cho năng suất cao hơn tới 44%...