Muốn “buôn tài” nhưng “dài vốn” khó

GD&TĐ - Việt Nam hiện có trên 270.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Đầu tư tín dụng đối với khối doanh nghiệp trên đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. 

Tìm nguồn vốn không dễ gì với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (ảnh minh họa)
Tìm nguồn vốn không dễ gì với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khó khăn về vốn vẫn là một nút thắt, khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay trước mong muốn ”buôn tài” nhưng không ”dài vốn”

Doanh nghiệp vẫn loay hoay vì thiếu vốn

Doanh nghiệp muốn vay vốn thường phải thế chấp tài sản là bất động sản (ảnh minh họa)
Doanh nghiệp muốn vay vốn thường phải thế chấp tài sản là bất động sản (ảnh minh họa) 

Mặc dù đã có những chính sách tạo điều kiện cho DNNVV tìm nguồn vốn, nhưng thực tế vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc trong việc DNNVV tiếp cận nguồn vốn, vay vốn. Ông Nguyễn Quốc Hùng nhận định những tồn tại này xuất phát từ khó khăn chung của thị trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt... ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của các DNNVV, hiệu quả cho vay của các TCTD.

Thêm nữa, cũng có hạn chế xuất phát từ chính DNNVV. Trong đó có vấn đề như quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị doanh nghiệp bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản bảo đảm, hoặc DNNVV chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn và cơ cấu lại khoản nợ.

Tài sản đảm bảo: Rào cản trong tiếp cận vốn

Các vấn đề ngoài lãi và phí, điều kiện về tài sản đảm bảo, thủ tục hành chính là hai vấn đề được gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp để tiếp cận được khoản vay. Có tới gần 90% doanh nghiệp cho biết sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản đảm bảo (khảo sát của VCCI). Tỷ lệ khoản vay có yêu cầu tài sản đảm bảo tại Việt Nam lên tới 91%, tỷ lệ trung bình của thế giới là 79,2%, tỷ lệ này của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 82,6%; ở Malaysia chỉ là 64,7%.

Hàng năm, các DNNVV cũng tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách Nhà nước.

Đa số các khoản vay của DNNVV vẫn yêu cầu tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo là bất động sản. Nhưng các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ với giá trị nhà xưởng, dây chuyền sản xuất không đáng kể.

Mặc dù các quy định pháp lý mới được ban hành gần đây giúp giảm đi các thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình cấp tín dụng của TCTD cho khách hàng. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng thủ tục đi vay còn rườm rà, quy trình và thời gian thẩm định lâu, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng chưa tốt…

Khó khăn trong vay vốn, bên cạnh những nguyên nhân về chủng loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cần vay vốn; phương thức cung cấp dịch vụ; vấn đề tổ chức cung cấp dịch vụ; hay hiệu quả hoạt động của TCTD…, thông tin doanh nghiệp không đầy đủ là nguyên nhân rất quan trọng khiến cho hệ thống ngân hàng rất khó cho vay các DNNVV.

Hầu hết các DNNVV không xây dựng được một hệ thống báo đầy đủ, đồng thời cũng có nhiều DNNVV không muốn tiết lộ thông tin. Việc hạn chế về thông tin khiến cho TCTD đánh giá rủi ro cao hơn, yêu cầu tài sản đảm bảo nhiều hơn, quá trình thẩm định do không đầy đủ thông tin đầu vào thường kéo dài, và ngân hàng rất khó để triển khai các sản phẩm tín dụng không có tài sản đảm bảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.