Mũi tiêm không giới hạn

GD&TĐ - Khi Israel khởi động tiêm mũi vắc-xin ngừa Covid-19 thứ ba và chuẩn bị cho mũi thứ 4 nhiều người đã tỏ ý kinh ngạc, nhưng Chủ tịch hãng dược Pfizer của Mỹ hôm 26/9 còn cảnh báo như thế vẫn còn chưa đủ.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo ông người dân có thể sẽ cần tiêm vắc-xin nhắc lại hàng năm để cuộc sống quay lại bình thường.

Ông Albert Bourla, người đứng đầu Pfizer, dự báo thế giới có thể quay lại như trước khi Covid-19 xuất hiện trong vòng một năm nữa. Tuy nhiên, theo ông do virus nCoV đã lây lan toàn cầu nên nó sẽ tiếp tục xuất hiện các biến chủng mới.

Trong khi đó, vắc-xin hiện không có giá trị ngừa Covid-19 vĩnh viễn, mà chỉ có hiệu quả từ 6 tháng đến một năm nên người dân sẽ phải tiêm phòng thường niên.

Những dữ liệu thực tế từ các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới hiện nay như Mỹ, Israel và một số nước châu Âu cũng cho thấy hiệu quả của vắc-xin suy giảm đáng kể sau vài tháng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ hôm 17/9 đã công bố báo cáo xác nhận kết quả phân tích này, trong đó nhóm người tiêm trên 65 tuổi bị suy giảm hiệu quả vắc-xin nhiều nhất.

Báo cáo trên khiến Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky quyết định cho phép Pfizer tiêm mũi tăng cường thứ 3 hôm 24/9, tiếp nối động thái tương tự trước đó tại Israel, Pháp, Singapore và nhiều nước khác.

Trong bối cảnh đó, thông tin do Chủ tịch Pfizer Alber Bourle vừa đưa ra cho thấy nhiều khả năng đây chưa phải là mũi tiêm cuối cùng và con người sẽ phải sống chung với Covid-19 bằng tiêm vắc-xin không ngừng.

Giới khoa học hiện cho rằng cần phải có thêm dữ kiện mới có thể đi đến quyết định có cần tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tăng cường hằng năm hay không. Nhưng kịch bản này đang ngày càng hiện hữu nếu xét từ diễn biến dịch ở các nước có độ phủ tiêm chủng gần hết dân số như Mỹ và Singapore, vốn đang phải đối mặt với làn sóng lây lan mới cao kỷ lục.

Hôm 26/9, Bộ Y tế Singapore ghi nhận 1.939 ca mắc mới, con số cao nhất kể từ đầu đại dịch đến nay. Đây là kết quả của việc Singapore cho nới lỏng một số biện pháp phòng chống Covid-19 sau khi đạt tỷ lệ tiêm chủng hơn 80% dân số. Sau một tuần liên tiếp có số ca nhiễm mới trên 1.000 ca mỗi ngày, nước này đang buộc phải tạm dừng kế hoạch mở cửa hoàn toàn trở lại.

Trong khi đó tại Mỹ, quốc gia được mệnh danh là “kho vắc-xin của thế giới” cũng đang ghi nhận tình hình dịch nghiêm trọng tái diễn. Đặc biệt tại bang Idaho đang có số ca tử vong vì Covid-19 tăng mạnh đến mức gây quá tải cho các cơ sở hỏa táng và hệ thống y tế, tái diễn thảm cảnh từng xảy ra hồi năm ngoái khi vắc-xin chưa được đưa vào sử dụng đại trà.

Tín hiệu tích cực là Idaho cũng là bang đang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất tại Mỹ với 43% dân số được tiêm vắc-xin. Theo số liệu của CNN, số ca tử vong tại 10 bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp bao gồm Idaho hiện đang cao gấp 10 lần so với các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao. Điều này chứng minh tính hiệu quả trong việc giảm số ca nặng và tử vong của các loại vắc-xin đang lưu hành.

Tuy nhiên, biến chủng Delta lây lan cực nhanh đang khiến số ca mắc mới tăng cao kể cả tại các nước có độ phủ vắc-xin lớn. Trong khi đó, theo bản chất của virus thì biến chủng sẽ liên tục được sinh ra và việc xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn Delta được dự đoán chỉ còn là vấn đề thời gian.

Điều này đồng nghĩa thế giới có thể đối mặt kịch bản phải tiêm vắc-xin liên tục để có thể sống chung an toàn với Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.