Mùa hè bận rộn của thầy cô

GD&TĐ - Học sinh bước vào 3 tháng nghỉ hè nhưng giáo viên thì gần như không nghỉ bởi tùy theo đặc thù từng cấp bậc học, cơ sở giáo dục lại có kế hoạch triển khai trong hè. Bên cạnh một số giáo viên trở về với đồng ruộng, buôn bán, làm thêm để cải thiện cuộc sống thì mùa hè cũng được biết tới như mùa của ôn luyện thi cử, trông thi, bồi dưỡng cập nhật kiến thức.

Công tác ôn luyện cho Kỳ thi THPT quốc gia được chuẩn bị kỹ càng.
Công tác ôn luyện cho Kỳ thi THPT quốc gia được chuẩn bị kỹ càng.

Đặc biệt, nhiều nhà trường còn huy động giáo viên cùng chung tay góp sức tu sửa lại cơ sở vật chất trường lớp để chuẩn bị cho năm học mới.

Trở về với đời thường

Cô giáo Lục Thị Loan – giáo viên mầm non tại Trung Lý - Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, cô lấy chồng tận Thường Tín (Hà Nội) vì vậy vừa kết thúc tổng kết năm học, giáo viên được chính thức nghỉ hè cô tranh thủ bắt xe về ngay để cùng phụ giúp gia đình thu hoạch lúa.

Cô Loan cũng cho biết, vì công tác quá xa nhà nên mỗi tháng thậm chí hơn thế cô mới về nhà một lần, hai con nhỏ cùng chồng ở dưới xuôi, việc sinh hoạt học tập của con chủ yếu chồng cô cáng đáng và nhờ ông bà nội quan tâm giúp đỡ thêm. Nghỉ hè cô được đoàn tụ lâu hơn với gia đình nên toàn bộ thời gian được dành trọn vẹn cho gia đình, tham gia nuôi trồng, sản xuất, phụng dưỡng cha mẹ, kiểm tra kiến thức, việc học tập sách vở con cái…

Qua tâm sự chia sẻ của nhiều giáo viên ở vùng cao, nông thôn đều cho biết: Quanh năm gắn bó với trường lớp, học sinh nên muốn làm thêm cũng khó vì vậy khi được nghỉ hè họ thường tranh thủ làm để có điều kiện cải thiện cuộc sống. Với nhiều giáo viên nữ thì tranh thủ chạy chợ buôn bán, giáo viên nam tham gia làm thêm phụ hồ, xây dựng, thậm chí chạy xe ôm, tăng gia sẳn xuất… Họ đều không ngại và nề hà việc khó bởi đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn thì công việc nào mang lại thu nhập chính đáng họ đều làm.

Đối với không ít giáo viên công tác xa nhà, dịp nghỉ hè là khoảng thời gian quý giá và cần thiết để họ được hoàn thiện nhiều công việc mà quanh năm chưa có điều kiện sát sao làm hết. Đây cũng là khoảng thời gian để người giáo viên chuẩn bị sẵn sàng sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho con vào năm học mới… trước khi trở lại trường lớp, hoặc tham gia vào những khóa bồi dưỡng giáo viên định kỳ và nhiều hoạt động trong hè của nhà trường.

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Nhiều quản lý nhà trường không ngần ngại chia sẻ: Ban giám hiệu gần như không có nghỉ hè. Có trường thì gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất để đón nhận danh hiệu trường chuẩn trong năm tới. Có trường tích cực triển khai mở rộng khuôn viên theo quy hoạch; Trường lại triển khai mở rộng hoạt động bán trú trong các khối lớp nên khi học sinh vừa nghỉ hè thì giáo viên bắt tay để hoàn thiện khu nội trú đảm bảo chất lượng sinh hoạt học tập cho học sinh. Giáo viên cùng bắt tay mở rộng thêm phòng học; xây dựng thư viện xanh theo đúng tiêu chuẩn, làm thêm bờ rào, làm lại sân trường, vườn cảnh… Mọi việc phải gấp rút hoàn thành để đón học sinh trở lại trường.

Đối với các trường ở miền núi khó khăn thì công tác nâng cấp, sửa chữa trường lớp càng trở thành yêu cầu gấp rút hơn bởi nhiều năm qua cơ sở vật chất còn ở diện tạm bợ, luôn trong tình trạng khó bó khôn, cơ sở vật chất làm ảnh hưởng nhất định tới chất lượng dạy học. Nhiều nhà trường tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể, cá nhân, huyện tỉnh… đã dựng mới nhà cấp 4, sửa chữa được nhiều điểm trường, ổn định các phòng học, công trình nhà vệ sinh học sinh….

Tuy nhiên, ở nhiều trường vùng khó vùng cao vì điều kiện vật chất huy động được tới đâu làm tới đó nên việc hoàn thiện trường lớp một lúc chưa thể hoàn thành. Nhiều điểm trường vẫn cần xây dựng thêm chỗ bán trú cho giáo viên và học sinh; sân trường vẫn nền đất cần được bê tông hóa… để trường lớp sạch sẽ khang trang sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi, sự hưng phấn tinh thần giảng dậy học tập cho cả thầy và trò.

Nâng chất đội ngũ nhà giáo

Thuộc trường thuộc vùng khó của huyện Quản Bạ - Hà Giang, thầy Phạm Thanh Tuyên - Hiệu trưởng Trường TH Tả Ván cho biết: Mặc dù trường nằm ở vùng khó, học sinh chủ yếu người dân tộc, đội ngũ giáo viên của trường khá ổn định có chất lượng song không vì thế mà chủ quan. Công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung trong dịp hè nói riêng được nhà trường hết sức quan tâm.

Lịch bồi dưỡng giáo viên từ trên Sở GD&ĐT được nhà trường phổ biến tới từng giáo viên để các thầy cô chủ động tham gia đầy đủ. Giáo viên của trường để tham gia các khóa tập huấn vất vả lắm, phải vượt núi rừng cả 100 km. Song ban giám hiệu luôn quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc, tham gia với phương châm chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Có thể nói vì làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên trong hè thường xuyên nên tới nay chất lượng giáo dục của trường ngày càng nâng cao.

Công tác bồi dưỡng giáo viên dịp hè có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thực tế cho thấy, dù các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở bồi dưỡng có chuẩn bị tốt đến mấy những điều kiện nhưng nếu không có sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường và giáo viên thì việc tổ chức lớp bồi dưỡng khó thu được kết quả như mong muốn. Vì vậy, các nhà trường luôn quán triệt, phân tích để mỗi giáo viên nhận thức đúng đắn vai trò của việc bồi dưỡng. Làm sao để bất kỳ giáo viên nào được nhà trường chọn và cử đi bồi dưỡng đều tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Mùa hè của mỗi giáo viên hiện nay không thể coi là mùa nhàn nhã, nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau một năm miệt mài truyền thụ kiến thức, mỗi giáo viên trở lại đời thường đều có công việc riêng, có một khoảng thời gian để bồi dưỡng và nạp thêm cho mình kiến thức phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.