Nhắc đến mù tạt , chúng ta không thể quên wasabi, người Việt Nam thường gọi là mù tạt xanh.
Wasabi được chế biến từ loại cây thuộc họ cải của xứ Phù Tang. Người Nhật cổ dùng loại cải này như một thứ gia vị, giống như cây gừng, riềng ở Việt Nam. Hạt mù tạt trắng hình tròn, có vỏ cứng màu beige hoặc vàng nhạt. Khi sử dụng, người ta bóc đi lớp vỏ này, lấy phần nhân màu trắng bên trong. Đây là loại hạt dai, có mùi tương đối nhẹ và được dùng nhiều trong các món trộn. Loại hạt này còn dùng để tạo ra bột mù tạt.
Hạt mù tạt được xem có nhiều ích lợi cho sức khỏe vì chúng có hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao và nhiều đặc tính kháng khuẩn cũng như sát trùng. Thật vậy, nhiều kết quả theo dõi và nghiên cứu cho biết, trong hạt mù tạt chứa nhiều vitamin, là nguồn dồi dào axít béo omega-3, canxi, chất xơ, sắt, mangan, magiê, nicain, protein, selen, kẽm và phốt pho. Chất selen trong mù tạt có tác dụng giảm bệnh hen suyễn, viêm khớp và một số bệnh ung thư. Magiê cũng giúp giảm bệnh hen suyễn và bệnh tăng huyết áp. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về tác dụng giảm chứng đau nửa đầu ở những phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh của mù tạt. Đối với hệ tiêu hóa, mù tạt giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa và tăng tiết nước bọt gấp 8 lần so với bình thường nên giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Giúp giảm các bệnh ở dạ dày và hệ tiêu hóa.
Có công hiệu ngừa ung thư, cụ thể mù tạt tác dụng giảm sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời ngừa được một số bệnh ung thư.
Đối với bệnh về da, chất sulfur có trong mù tạt giúp điều trị các bệnh về da. Song các bệnh hệ hô hấp làm giảm sự phát triển của bệnh hen suyễn, giảm đau họng, viêm phế quản và viêm phổi. Còn với bệnh viêm khớp, mù tạt cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh thấp khớp.
Đặc biệt là mù tạt có 4 công dụng rất hiệu quả đó là chống lại vi khuẩn, chống nấm, chống viêm nhiễm và khử trùng rất tốt.
Sử dụng giúp ăn ngon: với những ai thường ăn không ngon miệng, nên trộn một ít hạt mù tạt đen với sữa và dùng 15 - 20 phút trước khi ăn.
BS. HOÀNG TUẤN LONG