Một phụ nữ bị hoại tử chân tay vì tự ý tiêm canxi

GD&TĐ - Một phụ nữ ở Tuyên Quang bị hoại tử chân tay và phải nhập viện điều trị vì tự ý mua canxi để tiêm.

Nữ bệnh nhân xuất hiện các đốm đen ở chân sau khi tiêm canxi. Ảnh: BVĐK Tuyên Quang
Nữ bệnh nhân xuất hiện các đốm đen ở chân sau khi tiêm canxi. Ảnh: BVĐK Tuyên Quang

Ngày 30/8, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 43 tuổi, trú tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng khó thở, người mệt mỏi, chân và tay có nhiều nốt hoại tử…

Gia đình người bệnh kể, bệnh nhân có tiền sử mổ tuyến giáp năm 2016. Sau khi mổ, bệnh nhân thường xuyên bị hạ canxi với các triệu chứng co quắp cơ tay chân và người yếu mệt, chóng mặt…

Bệnh nhân đã tự mua canxi về để tự tiêm, do không biết và không tìm được ven nên đã tiêm vào bắp, các cơ ở chân, tay.

Sau đó, ở các nốt tiêm của bệnh nhân lần lượt xuất hiện đốm đỏ nâu, thâm đen. Dần dần, các nốt này hình thành các vết sẹo, hoại tử chi chít ở tay và chân.

Bác sỹ khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, việc tự tiêm canxi vào cơ có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nó có nhiều rủi ro như vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm, viêm tắc mạch máu, hoại tử mô, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe liên quan đến canxi hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Đối với các bệnh lý liên quan đến canxi, người bệnh không nên tự ý tiêm hoặc uống canxi nếu không có chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.