Hà Giang ghi nhận thêm nhiều ca bệnh bạch hầu

GD&TĐ - Tỉnh Hà Giang tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại huyện Mèo Vạc, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong.

Ngành y tế địa phương tiến hành phun khử khuẩn gia đình có người mắc bệnh. Ảnh: Hà Linh (Mèo Vạc)
Ngành y tế địa phương tiến hành phun khử khuẩn gia đình có người mắc bệnh. Ảnh: Hà Linh (Mèo Vạc)

Theo báo cáo của ngành Y tế huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tính đến ngày 28/8, toàn huyện đã ghi nhận 24 trường hợp mắc bệnh bạch hầu.

Trong đó, 1 trường hợp đã tử vong, 1 trường hợp có biểu hiện bệnh nặng, được Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc chuyển tuyến lên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Các trường hợp mắc bạch hầu chủ yếu có tuổi đời còn trẻ. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 9 tháng tuổi, người cao nhất mắc bệnh là 33. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 11 – 16.

Địa phương xuất hiện nhiều ca bệnh nhất là xã Khâu Vai với 13 trường hợp. Ngoài ra, 2 xã là Lũng Pù và Cán Chu Phìn có 2 người mắc. Xã Giàng Chu Phìn 3 trường hợp. Các xã Niêm Tòng, Tả Lủng và thị trấn Mèo Vạc đều có 1 người mắc.

Như Báo GD&ĐT đã thông tin, ngày 24/8, tỉnh Hà Giang ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu.

Bệnh nhân tử vong là em Và Mí D., (SN 2008, trú tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai).

Sau khi xuất hiện trường hợp mắc bệnh bạch hầu, ngành Y tế địa phương đã thành lập tổ điều tra xác minh. Đồng thời, chỉ đạo phòng chống dịch, thực hiện tẩy uế môi trường xung quanh khu vực nhà ở.

Cùng với đó, tiến hành thông báo tình hình dịch bệnh với chính quyền địa phương, nhân dân và các ban ngành đoàn thể có liên quan trong khu vực. Tổ chức điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm; lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để hướng dẫn uống kháng sinh dự phòng, theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày…

Được biết, tại Hà Giang, đã rất nhiều năm nay không ghi nhận trường hợp mắc bệnh bạch hầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...