Một góc nhìn về sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối

GD&TĐ - Sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối ở Trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 28.1.2018 đã gây xôn xao dư luận trong mấy ngày nay. Là một nhà giáo, tôi rất muốn quên đi sự việc đầy cay đắng này, nhưng trước khi quên cũng phải chia sẻ với mọi người vài suy nghĩ để cho nhẹ lòng.

Một góc nhìn về sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối
Trước hết, phải thừa nhận việc cô giáo N dùng hình thức phạt quỳ đối với học sinh là không phù hợp. Nhưng sao các vị phụ huynh không cố để hiểu rằng là cô giáo ai mà chẳng thương trò.  Việc xử phạt cũng chỉ mong các cháu chăm ngoan, tiến bộ mà thôi. 
Cô giáo sai về phương pháp sư phạm, nhưng về mục đích thì tôi tin rằng cô chỉ muốn giúp trò ngoan hơn.
Thêm nữa, sau khi sự việc xảy ra, khi bị phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi và cô giáo đã làm theo yêu cầu này. Đây cũng là hành động chưa hợp lí của cô giáo N. Tại sao cô lại sợ hãi đến mức phải nhẫn nhục như thế. 
Lẽ ra cô nên bản lĩnh để từ chối đề nghị trái luân thường đạo lí này. Tôi hiểu và thông cảm cho cô N ở chỗ cô là phận nữ nhi liễu yếu đào tơ, trước "kẻ mạnh" cô tỏ ra lép vế. Nhưng tôi lại thấy buồn vì trong tình cảnh sự việc còn có sự chứng kiến của hiệu trưởng, đại diện phụ huynh trường, đại diện phụ huynh lớp. Vai trò những người này ở đâu? 
Theo báo chí tôi được biết vị hiệu trưởng can thiệp qua quýt rồi bỏ đi dự giờ, vị đại diện phụ huynh trường cũng bỏ đi, để mặc các vị phụ huynh trong cuộc với cô giáo ở lại. Cách hành xử của những người có trách nhiệm này là không thể chấp nhận được. 
Sinh ra đoàn thể để làm gì đây? Sao đoàn thể lại có thể để cô giáo cô đơn khi cô cần được bảo vệ một cách chính đáng?
Còn về vị phụ huynh kia, là một luật sư, là người có học hành mà ứng xử như thế thì quả là đáng bị phê phán nghiêm khắc. Hành động ép buộc cô giáo của con mình phải quỳ gối hoàn toàn trái với luân thường đạo lí và cần phải bị lên án. Điều tôi muốn nói nhất ở đây là hành động xấu xí của vị phụ huynh kia xuất phát từ đâu? Có phải đó là cách hành xử và tư duy vô cảm, thù địch. 
Xưa các cụ vẫn răn dạy rằng "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", nhưng nay đã có những vị phụ huynh không những không trân trọng mà còn xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của thầy cô. 
Chỉ vì "con vàng con bạc" mà họ dẫm đạp lên cả đạo lí. Cách hành xử và bao bọc con cái như thế, liệu mai này các cháu có khôn lớn nên người được không khi được sống trong môi trường gia đình có bố mẹ như thế ?
Càng nghĩ về sự việc này càng thấy cay đắng. Nhưng tôi muốn nói với mọi người rằng chúng ta đừng ngồi đó để chê trách và phẫn nộ, đừng phán xét nhiều. Muốn xã hội tốt đẹp, muốn thế hệ con cháu trưởng thành thì chúng ta phải chung tay hành động. Phải dạy cho các cháu biết sống theo đạo lí, phải đấu tranh chống lại hành động trái luân thường, và hãy luôn có cách ứng xử nhân văn, bao dung, độ lượng. 
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi mong cô giáo N hãy bình tâm trở lại và vững niềm tin vào nghề cao quý. Xã hội vẫn còn những điều bất cập, muốn thay đổi thì một phần trách nhiệm thuộc về chúng ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.