Moscow tăng sản lượng xe tăng 7 lần trong năm 2023

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các nhà máy thiết giáp Nga đang "chạy hết công suất" nhằm đáp ứng yêu cầu từ chiến trường.

Moscow tăng sản lượng xe tăng 7 lần trong năm 2023

"Trong năm nay, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã tăng sản lượng xe tăng lên 7 lần, xe bọc thép lên 4,5 lần, hệ thống pháo và tổ hợp tên lửa phóng loạt lên 2,5 lần, đạn dược cùng với một số loại sản phẩm quân sự lên 60 lần", Người đứng đầu Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec -ông Sergei Chemezov đã tiết lộ thông tin trên.

Số lượng xe tăng chính xác đã bàn giao chưa được biết, nhưng chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin cho rằng dựa trên dữ liệu năm 2020, có khả năng vào năm 2023, các đơn vị Quân đội Nga đã nhận được ít nhất 1.260 xe mới.

Để so sánh, vào năm 2020, chỉ có 180 xe tăng mới được sản xuất chuyển sang phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Nga và 120 chiếc khác lấy ra từ kho lưu trữ.

Cùng với đó, người đứng đầu tập đoàn nhà nước lưu ý rằng doanh thu của Rostec vào năm 2023 có thể đạt 2,8 nghìn tỷ rúp. Điều này được hỗ trợ rất lớn nhờ việc thiết lập quan hệ kinh doanh chặt chẽ với 43 trong số 54 quốc gia châu Phi. Ông Chemezov nhấn mạnh rằng thị trường châu Phi trong hoạt động kinh doanh của họ đang phát triển với tốc độ cao.

Các nhà máy công nghiệp quốc phòng Nga đang làm việc 3 ca liên tục.

Các nhà máy công nghiệp quốc phòng Nga đang làm việc 3 ca liên tục.

Trong khi đó trái ngược với Nga, Lực lượng vũ trang Ukraine đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng. Đặc biệt, Kyiv rất thiếu hệ thống phòng không và đạn dược.

Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin, nếu các nước NATO không có sự trợ giúp quân sự đúng mức cho Ukraine, chính quyền Kyiv sẽ bị đánh bại trong cuộc xung đột.

Hiện tại Mỹ vẫn là "nhà tài trợ" lớn nhất cho Ukraine, tiếp theo là Đức và Anh, tuy nhiên vấn đề viện trợ đang khó khăn trong bối cảnh kinh tế các nước này chưa có nhiều khởi sắc.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M Proryv của Nga hoạt động trên chiến trường Ukraine.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ