Moscow bắt đầu sử dụng tên lửa S-400 để tấn công Kyiv?

GD&TĐ - Việc Nga sử dụng tên lửa phòng không tấn công các thành phố Kharkiv, Mykolaiv đã được biết đến, nhưng có vẻ bây giờ Kyiv cũng trở thành mục tiêu.

Moscow bắt đầu sử dụng tên lửa S-400 để tấn công Kyiv?

Vào sáng ngày 14/1/2023, thủ đô Kyiv đã bị bắn tên lửa, điều bất ngờ là tín hiệu cảnh báo chỉ được đưa ra sau cuộc tấn công. Tại thời điểm công bố, không có dữ liệu về nạn nhân, không có hậu quả nghiêm trọng.

Đối với cơ sở hạ tầng, thiệt hại chỉ là nhà để xe ở quận Holosiivskyi và một số ô tô ở quận Darnytskyi. Ngoài ra, mảnh vỡ của tên lửa cũng được tìm thấy trong khuôn viên Bảo tàng Kiến trúc Dân gian và Đời sống Quốc gia Ukraine "Pirogovo".

Phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine - ông Yuriy Ignat nói trên Kênh 24 rằng "rất có thể đây là những tên lửa bay theo quỹ đạo đạn đạo từ phía Bắc".

Trong tình huống này, có thể loại trừ ngay khả năng Nga tấn công bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái cảm tử như Shahed-136. Trong số các lựa chọn khả dụng có tên lửa đạn đạo Iskander-M, hoặc một số loại khác, cũng như tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng không S-300/400.

Vụ tấn công mới nhất vào Kyiv có thể là do tên lửa phòng không Nga thực hiện.

Vụ tấn công mới nhất vào Kyiv có thể là do tên lửa phòng không Nga thực hiện.

Các tên lửa đạn đạo đích thực, do chúng mang đầu đạn khá mạnh nên có thể bị loại trừ bởi thông tin về thiệt hại đối với các vật thể trên mặt đất là rất nhỏ. Đó là lý do tại sao vào thời điểm này, dựa trên thông tin cực kỳ hạn chế, phía Ukraine cho rằng Nga đã sử dụng tên lửa phòng không cho cuộc tấn công.

Đối với phạm vi sử dụng tên lửa phòng không của hệ thống S-300/400, chúng ta đang nói về mốc 110 - 120 km. Chỉ số này đã được xác minh chính thức.

Gần đây nhất là vào ngày 28/7/2022, quân Nga đã phóng hơn 25 quả đạn từ các tổ hợp này vào mục tiêu thuộc quận Chernihiv. Theo thông báo chính thức của Bộ chỉ huy tác chiến "Miền Bắc", các vụ phóng được thực hiện từ sân bay Zyabrovka của Belarus.

Nếu chúng ta lấy chỉ số 120 km làm ước lượng chính thì việc phóng tên lửa từ sân bay nói trên của Belarus là không đủ. Và lựa chọn duy nhất để tấn công vào Kyiv vẫn phải là tại khu vực Komarin.

Trong trường hợp Nga tấn công Kyiv bằng tên lửa phòng không đặt tại sân bay Zyabrovka, tầm bắn của đạn phải lên tới 230 km. Và chúng ta nên lưu ý rằng các hình ảnh do vệ tinh Sentinel-2 công bố cho thấy sân bay này không còn sử dụng được nữa.

Ảnh vệ tinh cũng cho thấy các vị trí chuẩn bị sẵn sàng đối với radar, có thể là một phần của hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tấm ảnh được chụp vào ngày 7/1/2023, khi đó sân bay u ám với hơn 95% mây, khiến việc nhận diện tương đối khó khăn.

Không ảnh sân bay Zyabrovka do vệ tinh Sentinel-2 chụp vào ngày 7/1/2023.

Không ảnh sân bay Zyabrovka do vệ tinh Sentinel-2 chụp vào ngày 7/1/2023.

Đồng thời khi nói đến tên lửa của S-300 hoặc S-400, cần phải hiểu rằng chúng có thể sử dụng các loại đạn khác nhau. Ví dụ, tên lửa lâu đời nhất là 5V55, nhiều mảnh vỡ loại này đã được tìm thấy tại địa điểm bị bắn trúng, chẳng hạn như ở vùng Kharkiv.

Phạm vi tiêu diệt mục tiêu trên không của 5V55 là 75 km, mang đầu đạn nặng 133 kg trong đó có 47 kg thuốc nổ. Độ chính xác khi được phóng theo quỹ đạo đạn đạo để tấn công mục tiêu mặt đất vẫn chưa được biết.

Thực tế theo logic của việc sử dụng tên lửa phòng không tiêu chuẩn để tấn công mục tiêu mặt đất từ ​​tổ hợp S-300, mọi thứ đều phụ thuộc vào phạm vi của đường chân trời vô tuyến điện từ.

Cụ thể, radar mặt đất sẽ hướng dẫn tên lửa này đến mục tiêu. Đây chính xác là những gì được đưa vào logic của việc sử dụng các hệ thống phòng không để tấn công mục tiêu trên mặt đất vào thời Liên Xô, điều mà thậm chí sau đó được coi là một trường hợp cực kỳ khẩn cấp.

Tuy nhiên sau khi xem xét mọi thứ, có vẻ Nga phóng tên lửa phòng không ở tầm xa hơn và mất kiểm soát ở đâu đó tại độ cao 1 km, sau đó quả đạn chỉ đơn giản là rơi xuống một nơi nào đó trong khu vực. Cần lưu ý rằng tên lửa 5V55 có cảm biến tiếp xúc với mục tiêu, phát lệnh kích nổ đầu đạn khi trúng trực tiếp hoặc khi bay gần đối tượng.

Ngoài 5V55, Nga đã hoàn thành việc phát triển tên lửa phòng không 40N6 và 48N6, chúng đã trở thành một phần của S-400. Đồng thời đạn 40N6 có phạm vi được công bố lớn nhất - lên tới 400 km.

Nhưng 40N6 còn hơn cả một tên lửa đắt tiền vì nó được trang bị đầu dẫn radar riêng và được thiết kế để đánh bại máy bay AWACS hay máy bay ném bom chiến lược... Hơn nữa có thông tin về việc loại đạn này được đưa vào sử dụng từ năm 2018, nhưng việc sản xuất hàng loạt hình như chưa diễn ra.

Tổ hợp phòng không S-300/400 có thể phóng nhiều loại đạn tên lửa đánh chặn khác nhau.

Tổ hợp phòng không S-300/400 có thể phóng nhiều loại đạn tên lửa đánh chặn khác nhau.

Trong khi đó 48N6 và các phiên bản nâng cấp của nó tích hợp đầu dẫn bán chủ động đơn giản hơn, phạm vi tiêu diệt mục tiêu trên không như sau: 150 km đối với 48N6, 200 km đối với 48N6M và 250 km đối với 48N6DM. Trọng lượng của đầu đạn lần lượt là 145, 150 và 180 kg.

Như vậy quân Nga có thể sử dụng tên lửa 48N6 để phóng từ sân bay Zyabrovka. Đồng thời việc mất kiểm soát tên lửa sẽ xảy ra ở độ cao khoảng 3 km do tầm bắn vượt quá 230 km.

Thông số này không đảm bảo bất kỳ độ chính xác nào, nhưng khi nói đến việc nhắm mục tiêu vào một thành phố có kích thước 40 x 40 km, điều đó không quan trọng lắm.

Ngoài ra nếu chúng ta lấy cơ sở là việc phóng tên lửa 48N6 vào các mục tiêu mặt đất ở cự ly 230 km, thì đạn cũng có thể xuất phát từ các khu vực biên giới của vùng Bryansk.

Đồng thời để chống lại tên lửa phòng không 5V55 hoặc 48N6 hiệu quả, phòng không Ukraine cần được trang bị tổ hợp phòng thủ tên lửa chuyên nghiệp, ví dụ như Patriot của Mỹ hay MEADS của châu Âu.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.