Mong sớm có Luật Nhà giáo để khắc phục những tồn tại bất cập

GD&TĐ - Địa vị pháp lý của nhà giáo vẫn đang chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác nhau, cần sớm có bộ luật riêng để chi phối các hoạt động.

Mong sớm có Luật để nhà giáo được tôn vinh, khắc phục những tồn tại bất cập.
Mong sớm có Luật để nhà giáo được tôn vinh, khắc phục những tồn tại bất cập.

Nhà giáo được tôn vinh

Theo bà Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng Phòng GD&ĐT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NInh cho rằng: Nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành bại trong sự nghiệp giáo dục, vai trò và sứ mạng của các thầy cô giáo được xã hội khẳng định và ghi nhận. Để động viên các thầy cô giáo thêm yêu và gắn bó với nghề thì các quy định pháp luật về vị trí pháp lý của nhà giáo là vô cùng cần thiết và cấp thiết.

Các nội dung về quyền và nghĩa vụ nhà giáo, cơ chế đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ đó phải được rõ ràng, cụ thể trong văn bản pháp luật. Những căn cứ pháp lý vững chắc được khẳng định bằng Luật Nhà giáo sẽ là hành lang pháp lý bảo vệ quyền, cũng như tuân thủ các nghĩa vụ luật định, góp phần hoàn thành sứ mệnh to lớn của sự nghiệp GD-ĐT.

Thực tế cho thấy, các thầy cô giáo đang “được hưởng” rất nhiều những danh xưng to lớn, xã hội tôn vinh. Tuy nhiên lại thiếu tính cụ thể của một quy phạm pháp luật, để các nhà giáo chính thức có được danh xưng đó và được hưởng quyền và nghĩa vụ đi theo một cách thiết thực.

Nhà giáo mong bộ luật sớm được ban hành để quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo đảm.

Nhà giáo mong bộ luật sớm được ban hành để quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo đảm.

Như khẳng định về vị trí, vai trò của nhà giáo quy định "Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh". Tuy nhiên, trong bộ Luật Giáo dục 2005 và cả luật Giáo dục 2019 đều không có những cơ sở pháp lý cụ thể để minh chứng quyền này của nhà giáo.

Khắc phục những bất cập

Bà Phạm Thị Thanh Tâm nêu dẫn chứng: Trong hoạt động nghề nghiệp, nhà giáo lại bị chi phối bởi Luật Viên chức và Luật Lao động, với các quy định chi tiết về quy trình thẩm định, tuyển dụng, sa thải, đánh giá, hệ thống ngạch bậc, thang bảng lương. Một điều bất hợp lý nữa là khối lượng, tính chất công việc và trách nhiệm nhà giáo tương đối giống nhau, nhưng chế độ lương của nhà giáo ở các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập khác nhau.

Quy trình tuyển dụng, đánh giá, xếp loại, thôi việc… đối với nhà giáo tại cơ sở giáo dục công lập quá phức tạp, theo quy định của luật Viên chức và luật Lao động. Xét về tình hình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, có những quy định đã không còn phù hợp. Thay đổi phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo được bảo đảm tốt hơn.

Giờ lên lớp của học sinh khối THCS thị xã Đông Triều.

Giờ lên lớp của học sinh khối THCS thị xã Đông Triều.

Đó là những quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo được quy định tại Luật Giáo dục, nhưng phần lớn được cụ thể hóa bằng văn bản dưới luật. Những bất cập này tạo nên thiệt thòi không nhỏ cho các thầy cô giáo, và cho thấy cần sớm xây dựng Luật Nhà giáo. Không chỉ các thầy cô giáo mà đông đảo các bậc phụ huynh cũng mong những thiệt thòi này sớm được Luật hóa để khắc phục những thiệt thòi đó.

Luật hóa với những quy định về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, Quy định về các tiêu chuẩn khác đối với nhà giáo như chuẩn trình độ, lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức; Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo; Quy định về quyền được mời giảng và dạy thêm của nhà giáo… chắc chắn là niềm động viên to lớn với đội ngũ các thầy cô giáo thêm yêu và gắn bó với sự nghiệp trồng người cao quý mà mình lựa chọn.

Ngày 07/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 95/NQ-Cp theo đó sẽ xây dựng Luật Nhà Giáo với 5 chính sách quan trọng. Luật Nhà giáo gồm: Chính sách 1: Định danh nhà giáo; Chính sách 2: Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Chính sách 3: Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Chính sách 4: Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Chính sách 5: Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Để thực hiện, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT xây dựng Luật Nhà giáo, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ