Môn Lịch sử phần bắt buộc cấp THPT được phát triển, điều chỉnh thế nào?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đã giao cho Ban phát triển Chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình GDPT 2018 thực hiện việc điều soát, điều chỉnh Chương trình môn Lịch sử.

Môn Lịch sử phần bắt buộc cấp THPT có thời lượng 52 tiết/lớp/năm học
Môn Lịch sử phần bắt buộc cấp THPT có thời lượng 52 tiết/lớp/năm học

Theo đó, Ban phát triển Chương trình đã đề xuất phương án điều chỉnh môn Lịch sử giữ nguyên phần lựa chọn là phần chuyên đề học tập Lịch sử 35 tiết/lớp, năm học của Chương trình GDPT 2018. Chuyên môn Lịch sử trong nhóm khoa học xã hội thành phần Lịch sử bắt buộc với thời lượng 52 tiết/lớp/năm học (Phần bắt buộc được lựa chọn từ các chủ đề, nội dung cốt lõi của Chương trình môn Lịch sử 2018).

Phương thức, nội dung, tỉ lệ điều chỉnh

PGS.TS Nguyêm Đình Vỳ, Trưởng Ban phát triển Chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong CT GDPT 2018 cho biết: Về phương thức điều chỉnh đề xuất phương án giảm một số chủ đề mang tính quá chuyên sâu, chủ đề khó, nặng tính hàn lâm không phù hợp với nhận thức của học sinh đại trà mà không ảnh hưởng đến kết cấu, cũng như tính hệ thống của Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 (Giảm 3 chủ đề trong tổng số 22 chủ đề của Chương trình GDPT môn Lịch sử 2018).

Giảm nội dung trong một số chủ đề mà kiến thức rộng hoặc đã được học kĩ ở cấp THCS, vừa giảm được nội dung kiến thức, thời lượng mà không ảnh hưởng đến các nội dung cốt lõi của chủ đề, bảo đảm học sinh vẫn có những hiểu biết cơ bản về kiến thức của chủ đề đó, qua đó phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Điều chỉnh một số khái niệm, từ ngữ cho phù hợp với đối tượng học sinh đại trà. Bổ sung, hoàn thiện, cân đối bảo đảm sự thống nhất giữa nội dung và yêu cầu cần đạt của một số chủ đề còn cao so với trình độ nhận thức của học sinh đại trà.

Một số nội dung điều chỉnh chung được dự kiến:

Lớp 10 giữ nguyên các chủ đề trong Chương trình môn Lịch sử 2018;

Lớp 11 giảm 1 chủ đề Lịch sử Việt Nam “Làng xã Việt Nam trong lịch sử”;

Lớp 12 giảm 2 chủ đề Lịch sử thế giới “Qua qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay”; “Công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay”.

Cùng đó điều chỉnh giảm một số nội dung và yêu cầu cần đạt của 9 chủ đề trong các lớp. Giữ nguyên không chỉnh sửa 10 chủ đề trong các lớp. Cụ thể việc giảm bớt chủ đề, điều chỉnh tên các chủ đề và thời lượng cho mỗi lớp học phần Lịch sử bắt buộc là 52 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần…

Về tỷ lệ thời lượng các chủ đề chung, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam các lớp dự kiến:

Chủ đề định hướng nghề nghiệp 11% lớp 10; Lịch sử thế giới 25% (lớp 10), 32% (lớp 11), 22% (lớp 12); Lịch sử Việt Nam: 34% (lớp 10); 38% (lớp 11), 48% (lớp 12); Đánh giá định kỳ: 10% (lớp 10), 10% (lớp 11), 10% (lớp 12). Thực hành Lịch sử 20% (lớp 10), 20% (lớp 11), 20% (lớp 12).

Chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc sẽ có sự điều chỉnh, phát triển phù hợp với học sinh THPT

Chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc sẽ có sự điều chỉnh, phát triển phù hợp với học sinh THPT

Điều chỉnh, giảm bớt, bổ sung các chủ đề

Ở lớp 10: Số chủ đề không giảm nhưng ở chủ đề “Lịch sử và sử học” sẽ sửa đổi, bổ sung nội dung: “Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử” thành “Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử”. Việc điều chỉnh để hiểu khái niệm này chính xác hơn. Khái niệm “Hiện thực lịch sử” là chỉ hiện thực khách quan, đã xảy ra trong quá khứ, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Còn khái niệm “Lịch sử hiện thực” có thể hiểu “lịch sử mang tính hiện thực”, không phải hiện thực đã xảy ra...

Chủ đề “Vai trò của Sử học” sẽ giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt của các mục: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác; Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa. Bởi các nội dung này quá chuyên sâu, không phù hợp với nhận thức của học sinh đại trà, đồng thời để giảm số tiết trong chương trình lớp 10.

Chủ đề “Một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại” giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt như: Phân biệt văn minh và văn hóa; Khái quát lịch sử văn minh thế giới; Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh thế giới. Lý do các nội dung này rộng và quá sâu, không phù hợp với học sinh đại trà, đồng thời để giảm số tiết học.

Cùng đó cũng giảm bớt nội dung: Cơ sở hình thành một số nền văn minh phương Đông; Cơ sở hình thành một số nền văn minh phương Tây; Bối cảnh lịch sử Văn minh thời Phục hưng - vì các nội dung này học sinh đã được học khá kĩ ở lớp 6 và lớp 7 THCS nên không cần học lại, đồng thời giảm số tiết học trong chương trình...

Chủ đề “Các cuộc cách mạng công nghiệp trong Lịch sử thế giới” giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt của “Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại”. Lý do bởi các nội dung này học sinh đã được học khá kĩ ở lớp 8, nếu học lại sẽ có sự trùng lặp. Đồng thời để giúp giảm thời lượng của chương trình.

Sửa tên chủ đề “Các cuộc cách mạng công nghiệp trong Lịch sử thế giới” thành “Các cuộc cách mạng công nghiệp trong Lịch sử thế giới hiện đại”. Lý do phải bổ sung vì chủ đề này đã cắt giảm phần “Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại”.

Chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) sửa tên “Văn minh Sông Hồng thành “Văn minh Văn Lang – Âu Lạc” để thống nhất việc gọi tên nền văn minh tên quốc gia.

Ở lớp 11, giảm chủ đề “Làng xã Việt Nam trong lịch sử” do nội dung chủ đề khó đối với học sinh phổ thông và với giáo viên. Nhiều giáo viên chưa được đào tạo về nội dung này, cách tiếp cận chủ đề còn có những ý kiến khác nhau.

Cùng đó điều chỉnh nội dung và yêu cầu cần đạt của các chủ đề sau: “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản”. Giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt “Loại hình, đặc điểm, tính chất” do nội dung này mang tính chuyên sâu và còn có những cách tiếp cận khác nhau.

Chủ đề “Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội” chỉnh tiêu đề “Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội” thành “Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay” bởi đã giảm bớt mục “Sự ra đời của CNXH khoa học” chỉ còn lại nội dung CNXH từ 1917 đến nay.

Giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt “Sự ra đời của CNXH khoa học” bởi nội dung này sẽ được học toàn bộ trong Lịch sử 8.

Cùng đó giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt ở các chủ đề như:

“Công cuộc đổi mới ở Việt Nam” do lớp 12 có cả một chủ đề riêng về công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên sẽ đưa nội dung này ngắn gọn, có tính chất điểm qua vào vào mục khái quát chung về CNXH từ năm 1991 đến nay.

“Thách thức và triển vọng ở Trung Quốc và Việt Nam”. Lí do bởi vấn đề khó đối với học sinh phổ thông, hơn nữa “tính sử” ít.

Bổ sung nội dung và yêu cầu cần đạt với chủ đề “Khái quát về CNXH từ năm 1991 đến nay” cho phù hợp với tiêu đề đặt ra trước đó “Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay”, nội dung này cần thiết nhưng lại thiếu; bổ sung yêu cầu cần đạt “Thành tựu chính…” cho nội dung Trung Quốc.

Chủ đề “Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858” sẽ giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt “Khái lược về cải cách” bởi nội dung khó và hàn lâm, nặng lí luận không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Ở lớp 12: Giảm 2 chủ đề thuộc phần Lịch sử thế giới là “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay” và “Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay”.

Lý do giảm: Đây là 2 chuyên đề chuyên sâu trong phần Lịch sử thế giới, có thể giảm tải đối với học sinh đại trà. Những nội dung cốt lõi của hai chủ đề này học sinh đã được học kĩ ở cấp THCS và cả ở lớp 11 cùng đề cập. Việc giảm hai chủ đề này không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tính hệ thống của Chương trình.

Đối với chủ đề “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” được đề xuất giảm bớt nội dung và yêu cầu cần đạt của phần “Quan hệ bang giao Việt Nam thời cổ - trung đại” trong chủ đề Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam. Lý do bởi đây là nội dung khó, chuyên sâu, có thể giảm tải đối với học sinh đại trà. Việc giảm bớt nội dung này không ảnh hưởng tới kết cấu cảu chủ đề nói riêng và chương trình nói chung.

Ngoài ra đề xuất chỉnh tiêu đề “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” thành “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam thời cận – hiện đại….

Đây là những đề xuất một số điểm phát triển điều chỉnh chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc cấp THPT của Ban phát triển Chương trình. Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp, trao đổi của cán bộ quản lý các địa phương, giáo viên, chuyên viên môn Lịch sử trên toàn quốc…, Ban phát triển Chương trình sẽ có những nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý nhất trước khi đi vào triển khai

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.