Mỗi sinh viên là một tuyên truyền viên tích cực phòng chống nCoV

Mỗi sinh viên là một tuyên truyền viên tích cực phòng chống nCoV

GS. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm khoa Y dược – Đại học quốc gia Hà Nội khẳng định: Virus corona là một chủng virus mới hiện đang được nghiên cứu và đường lây chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp trong vòng bán kính gần, khoảng 2m.

Mặc dù hiện nay đã phân lập được virus corona trong 24 - 48 giờ nhưng mới chỉ đang điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng mà chưa có thuốc đặc hiệu. Vì thế, GS Thành khuyến cáo, các sinh viên y khoa cần phải cập nhật thông tin chính thống từ Bộ Y tế và cần nắm chắc các kiến thức khoa học để phổ biến kiến thức cho gia đình, hàng xóm và mọi người chung quanh.

“Mỗi sinh viên khoa Y dược cần nhớ rằng, các bạn chính là tuyên tuyền viên tích cực phòng chống virus corona”- GS Thành nhấn mạnh. Toàn dân phải chống dịch như chống giặc nhưng khi có dịch thì ngành y tế phải ra chiến trường đầu tiên. Chúng ta phải tích cực chống dịch, không được chủ quan nhưng không được hoang mang về dịch. Với ngành y tế nói chung để các em hiểu về dịch, để phòng chống.

Điều cốt lõi lúc này chính là hạn chế lây lan thì truyền thông trong công tác phòng chống rất quan trọng nên mỗi sinh viên y khoa phải là một tuyên truyền viên tại cộng đồng trong việc tuyên truyền phòng và chống sự lây nhiễm của nCoV.

 
GS. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm khoa Y dược – Đại học quốc gia Hà Nội.
GS. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm khoa Y dược – Đại học quốc gia Hà Nội. 
Liên quan phòng chống virus Corona, một số sinh viên ở các tỉnh thành: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa…những tỉnh thành đã phát hiện có bệnh nhân mắc virus corona đều khẳng định: người dân và chính quyền địa phương đều có ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh này như thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng và nước sạch và không tụ tập đông người (nếu thực sự không cần thiết).
Liên quan phòng chống virus Corona, một số sinh viên ở các tỉnh thành: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa…những tỉnh thành đã phát hiện có bệnh nhân mắc virus corona đều khẳng định: người dân và chính quyền địa phương đều có ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh này như thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng và nước sạch và không tụ tập đông người (nếu thực sự không cần thiết).  
Mỗi người dân đều chủ động phòng chống dịch bệnh cho mình và cho người xung quanh.

Mỗi người dân đều chủ động phòng chống dịch bệnh cho mình và cho người xung quanh.

Trước một số câu hỏi của sinh viên, hiện nay nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.
Trước một số câu hỏi của sinh viên, hiện nay nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này. 
Những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.
 Những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona. 
Một lần nữa, GS Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiêm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV.
Một lần nữa, GS Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiêm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV. 
Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly. Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sĩ làm việc trong môi trường bệnh viện. “Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý”, GS Thành nói.
 Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly. Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sĩ làm việc trong môi trường bệnh viện. “Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý”, GS Thành nói.
Cũng trong hội thảo, các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn cho các sinh viên, giảng viên của Khoa Y dược các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách.
 Cũng trong hội thảo, các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn cho các sinh viên, giảng viên của Khoa Y dược các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.