Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy

GD&TĐ - Bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội nhấn mạnh điều này tại Hội thảo “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm 2018 do ngành GD&ĐT Thủ đô tổ chức vào sáng nay (20/12).

Hội thảo đã thu hút được nhiều ý kiến tham luận của các nhà giáo đến từ các cơ sở giáo dục
Hội thảo đã thu hút được nhiều ý kiến tham luận của các nhà giáo đến từ các cơ sở giáo dục
Những sản phẩm đổi mới sáng tạo do những nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” hợp tác thành công. Một trong những minh chứng cho những đổi mới, sáng tạo trong 2 năm qua là đã có rất nhiều nhà giáo trong đó tiêu biểu là 220 Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo tiêu biểu được Ngành ghi nhận và trao thưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp những khó khăn, có tồn tại, hạn chế cần nghiên cứu đề ra các giải pháp khắc phục.
Bà Trần Thị Thu Hà 

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, bà Trần Thị Thu Hà cho biết: Năm học 2016 - 2017, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động trong toàn Ngành nội dung thi đua với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Phương châm: “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc” đã được các nhà trường quán triệt và được đội ngũ CBGV, NV hưởng ứng nhiệt tình, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trên mọi phương diện: quản lý, giáo dục, học sinh, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bà Hà nhấn mạnh: “Tổ chức CĐGD Thủ đô xác định trách nhiệm luôn đồng hành cùng đội ngũ nhà giáo để các nhà giáo được tháo gỡ khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, có động lực lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành tôt nhiệm vụ”. 

Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung như: Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; cải tiến, sáng tạo trong dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo.

Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học mới, hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có cho phù hợp với điều kiện của bài giảng, của lớp học, người học; Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, nghiên cứu khoa học; xử lý các tình huống sư phạm; phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, v.v…

Cùng với đó là các việc làm của nhà giáo trong đổi mới dạy – học mang lại hiệu quả được đồng nghiệp công nhận, học tập làm theo, được phổ biến nhân rộng trong và ngoài đơn vị; làm thay đổi tích cực đến hình ảnh và chất lượng giảng dạy, giáo dục của đơn vị. 

Sau gần 3 năm triển khai, đến nay nội dung thi đua đã đạt được những kết quả bước đầu. Hội thảo “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã nhận được rất nhiều cách làm hay từ các đơn vị. Những sản phẩm báo cáo kết quả đổi mới, sáng tạo từ chính những CBGV,NV đang đảm đương nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy trong các nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Châu Âu chới với giữa hai con đường

Châu Âu chới với giữa hai con đường

GD&TĐ - Giới chức lãnh đạo các nước châu Âu sẽ phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế ngắn hạn và mục tiêu chính trị dài hạn để cứu vãn nền kinh tế EU.

Ngày 26/2, "Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu chính thức được trao Quyết định là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: Thu Nhài).

'Cùng say giữa đại ngàn' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu sẽ tổ chức vào ngày 26/2.

Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mắc các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, v.v. (Ảnh: ITN)

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ không ngừng gia tăng. Do đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.