Học sinh Hà Nội hào hứng với cuộc thi “Khoa học tạo ra sự đổi mới”

GD&TĐ - Sáng 30/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học thành phố Hà Nội lần thứ 8 (HASEF 2018). Đây là cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh của địa phương có quy mô lớn nhất cả nước.

Học sinh Hà Nội tự tin thuyết trình đề tài trước hội đồng giám khảo
Học sinh Hà Nội tự tin thuyết trình đề tài trước hội đồng giám khảo

Với thông điệp "Khoa học để tạo ra sự đổi mới", cuộc thi HASEF lần thứ 8 diễn ra từ ngày 28 đến 30/11 là cơ hội để học sinh Thủ đô giới thiệu những đề tài khoa học xuất sắc tới bạn bè, thầy cô và các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực mà các em nghiên cứu.

Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cuộc thi năm nay có thông điệp Khoa học để tạo ra sự đổi mới (Science for Creative Innovation) nhằm bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 và bối cảnh toàn ngành đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Việc tổ chức các cuộc thi khoa học kĩ thuật có tác dụng đến việc đổi mới dạy học trong nhà trường, góp phần hình thành tính năng động sáng tạo, khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực tế của học sinh.

Đồng thời tiếp cận chương trình SGK mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, giúp giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Hà Nội nói riêng khẳng định vị thế, hòa nhập sâu rộng vào các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trong khu vực và quốc tế.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang trao giấy khen cho 13 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hội thi

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà trao giấy khen cho các học sinh có đề tài đoạt giải Nhất

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang trao giấy khen cho các học sinh có đề tài đoạt giải Nhì

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến trao giấy khen cho các học sinh đoạt giải Ba

Trưởng phòng GDPT (Sở GD&ĐT Hà Nội) Kiều Văn Minh trao giấy khen cho các học sinh đoạt giải Tư.

Cuộc thi chung khảo cấp thành phố quy tụ 91 đề tài, dự án nghiên cứu xuất sắc ở 16 lĩnh vực của 175 tác giả đến từ các trường THCS, THPT trên toàn thành phố. Trong đó, nhiều nhất là các đề tài tập trung ở 5 nhóm lĩnh vực về Khoa học vật lý và phần mềm (38 đề tài), Sinh học (22 đề tài), Hóa học (19 đề tài), Y sinh (12 đề tài), Khoa học xã hội (12 đề tài).

Nhiều đề tài, dự án có tính thực tiễn cao, thể hiện tinh thần sáng tạo đi đôi với trách nhiệm hướng về xã hội, con người và trách nhiệm công dân. Nhiều đề tài có tính thời sự như: Tác động nói xấu đám đông trên mạng xã hội; điện thoại thông minh và tương tác xã hội; điều khiển xe lăn bằng cảm biến điện cơ cho người khuyết tật; tiết kiệm năng lượng; giảm ô nhiễm môi trường; bảo tồn văn hóa dân gian.

Một số đề án có tính khoa học cao, thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu tốt, xây dựng và thử nghiệm hiệu quả, xác định mục tiêu kỹ thuật rõ ràng. Các em đã thể hiện được phong cách và phương pháp nghiên cứu khoa học, tự tin trong báo cáo và trả lời chất vấn của các nhà khoa học.

Kết quả, Ban giám khảo đã chọn ra 14 đề tài đoạt giải Nhất, 19 đề tài đoạt giải Nhì, 25 đề tài đoạt giải Ba và 31 đề tài đoạt giải Tư. Dựa vào kết quả của cuộc thi, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã trao Giấy khen cho 13 tập thể có thành tích xuất sắc.

Giải Nhất của cuộc thi thuộc về học sinh các trường: THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), THPT Kim Liên, THPT Lê Lợi, THPT Yên Hòa, THPT Đào Duy Từ, THPT Thăng Long, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.