Mối đe dọa từ các siêu núi lửa

GD&TĐ - Các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) thuộc nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm hiểu về một ngọn núi lửa cổ đại ở Indonesia.

Các vụ phun trào có thể xảy ra dù không có magma lỏng dưới núi lửa.
Các vụ phun trào có thể xảy ra dù không có magma lỏng dưới núi lửa.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, núi lửa vẫn hoạt động và nguy hiểm trong hàng nghìn năm sau một vụ phun trào. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy, các nhà khoa học cần suy nghĩ lại về cách dự đoán những sự kiện thảm khốc tiềm tàng này.

Theo Phó Giáo sư Martin Danisik - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trung tâm John de Laeter, Đại học Curtin, các siêu núi lửa thường phun trào sau khoảng thời gian hàng chục nghìn năm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không biết chuyện gì đã xảy ra trong thời gian núi lửa ngừng hoạt động.

“Hiểu biết về những khoảng thời gian không hoạt động đó sẽ xác định những gì chúng ta tìm kiếm ở các siêu núi lửa trẻ đang hoạt động. Từ đó, giúp chúng ta dự đoán các vụ phun trào trong tương lai”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Cũng theo ông Danisik, siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất. Hiện tượng này giải phóng lượng magma khổng lồ. Chúng có thể tác động đến khí hậu toàn cầu đến mức khiến Trái đất rơi vào trạng thái “mùa đông núi lửa” - thời kỳ lạnh giá bất thường.

“Tìm hiểu cách thức hoạt động của các siêu núi lửa là rất quan trọng để hiểu được mối đe dọa trong tương lai của một vụ siêu phun trào không thể tránh khỏi, xảy ra khoảng 17.000 năm một lần”, chuyên gia này nhận định.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về magma sau vụ phun trào của núi lửa Toba 75.000 năm trước.

“Sử dụng dữ liệu thời gian địa lý, suy luận thống kê và mô hình nhiệt, chúng tôi đã chỉ ra rằng, magma tiếp tục chảy ra bên trong miệng núi lửa, hoặc vùng lõm sâu được tạo ra bởi sự phun trào của magma, trong 5.000 - 13.000 năm sau vụ phun trào. Sau đó, lớp vỏ của magma còn sót lại đã đông đặc và bị đẩy lên trên như một chiếc mai rùa khổng lồ”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Theo chuyên gia này, những phát hiện mới đã thách thức kiến thức hiện có cũng như nghiên cứu về các vụ phun trào. Bởi, các nhà khoa học thường liên tục tìm kiếm magma lỏng dưới núi lửa để đánh giá mối nguy hiểm trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận định, cần xem xét đến khả năng các vụ phun trào có thể xảy ra ngay cả khi không có magma lỏng bên dưới núi lửa.

Ông Danisik nhấn mạnh, việc tìm hiểu thời điểm và cách thức magma phun trào tích tụ, trạng thái của magma trước - sau vụ phun trào là vô cùng quan trọng.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...