Mô hình học tập 'tự hào Bắc Giang' đạt giải Nhì cuộc thi sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mô hình học tập 'Tự hào Bắc Giang' của học sinh lớp 3A2, trường Tiểu học Đông Thành đạt giải Nhì cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng.

Nhóm tác giả lớp 3A2 và thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại cuộc thi.
Nhóm tác giả lớp 3A2 và thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại cuộc thi.

Chiều 8/7, thông tin với Báo GD&TĐ, thầy Lê Minh Thành - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thành (TP Bắc Giang) cho biết, tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Giang lần thứ 19, năm 2023, nhà trường có sản phẩm dự thi đạt giải cao nhất, trong khối các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, mô hình sản phẩm học tập 'Tự hào Bắc Giang' của nhóm tác giả lớp 3A2, Liên đội trường Tiểu học Đông Thành đã xuất sắc đạt giải Nhì cuộc thi này.

Mô hình sản phẩm học tập 'Tự hào Bắc Giang' của nhóm tác giả lớp 3A2 gồm các thành viên: Phạm Quỳnh Anh, Ong Hoàng Hải Nam, Đào Duy Hùng, Nguyễn Minh Sơn và Đỗ Quỳnh Chi. Mô hình đạt giải Nhì cấp tỉnh Bắc Giang trong bảng khối THCS và Tiểu học.

Thí sinh và một số thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại cuộc thi.
Thí sinh và một số thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại cuộc thi.

Theo bản thuyết minh, sản phẩm với nhiều tính mới và sáng tạo hỗ trợ trong dạy và học. Bởi mô hình như một quần thể di tích thu nhỏ với các đại diện tiêu biểu được học sinh trường Tiểu học Đông Thành chọn lọc các di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng trong tỉnh Bắc Giang.

Đơn cử như: Địa điểm chiến thắng Xương Giang, chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm, quần thể di tích Tây Yên Tử, làng Cổ Thổ Hà, cây dã hương nghìn năm tuổi lớn nhất thế giới...

Đồng thời, mô hình hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong các tiết học ngoại khóa, các tiết học Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang. Qua đó, giúp cho các tiết học thú vị hơn, học sinh dễ dàng ghi nhớ và hứng thú tìm hiểu hơn. Cùng với ứng dụng trong học tập, nếu sản phẩm được biết đến rộng rãi, mô hình còn có khả năng quảng bá văn hóa, đồng thời thu hút du lịch đối với du khách trong và ngoài tỉnh đến với Bắc Giang.

Cô giáo và nhóm tác giả mô hình học tập: Tự hào Bắc Giang.

Cô giáo và nhóm tác giả mô hình học tập: Tự hào Bắc Giang.

"Nếu mô hình được đưa vào giảng dạy, hàng năm, Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT có thể tổ chức cuộc thi “Xây dựng video clip với chủ đề Tự Hào Bắc Giang”, video hay nhất sẽ được sử dụng trong giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh Bắc Giang...", bản thuyết trình sản phẩm nêu.

Tại mô hình này, nhóm tác giả đã ứng dụng công nghệ 4.0 bằng biển tên và mã QR Code để quét và liên kết đến video giới thiệu về khu di tích đó cùng trò chơi đố vui hấp dẫn, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Giang lần thứ 19 đã nhận được hơn 100 sản phẩm của 10/10 huyện, thành phố và Đoàn Các cơ quan tỉnh Bắc Giang. Các sản phẩm thuộc 5 lĩnh vực gồm: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình, đồ dùng giải trí, đồ chơi trẻ em; các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Hội đồng Giám khảo lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu có tính mới, sáng tạo; khả năng áp dụng rộng rãi, sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương, gia đình để làm ra sản phẩm. Đồng thời chú trọng tính khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải.

Dự kiến, lễ tổng kết, trao giải diễn ra vào tháng 10/2023. Mô hình, sản phẩm đoạt giải cao được lựa chọn tham dự Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).