Nắm chắc 2 nội dung
Theo cô Ngoãn, dựa theo đề thi minh họa môn GDCD mà Bộ GD&ĐT công bố thì bài “Thực hiện Pháp luật” (bài 2, SGK lớp 12 môn GDCD) là một trong 3 bài trọng tâm kiến thức.
Từ đó cô giáo phân tích bài thi theo cấu trúc đề minh họa như sau:
Nội dung | Mức độ | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | |
1. Các hình thức thực hiện pháp luật | - Sử dụng pháp luật. | - Sử dụng pháp luật. | - Sử dụng pháp luật. | ||
Số câu | 1 (Câu 84) | 1 (Câu 103) | 1 (Câu 112) | 3 | |
Số điểm | 0.25 | 0.25 | 0.25 | 0.75 | |
Tỉ lệ | 2.5% | 2.5% | 2.5% | 7.5% | |
2. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | - Vi phạm kỉ luật. - Trách nhiệm dân sự. | - Vi phạm hành chính | - Trách nhiệm hình sự và dân sự. | ||
Số câu | 2 (Câu 85, câu 86) | 1 (Câu 104) | 1 (Câu 117) | 4 | |
Số điểm | 0.5 | 0.25 | 0.25 | 1 | |
Tỉ lệ | 5% | 2.5% | 2.5% | 10% | |
Tổng số câu | 3 | 2 | 1 | 1 | 7 |
Tổng số điểm | 0.75 | 0.5 | 0.25 | 0.25 | 1.75 |
Tổng tỉ lệ | 7.5% | 5% | 2.5% | 2.5% | 17.5% |
Với cấu trúc trên, Bài 2 “Thực hiện pháp luật” tập trung vào hai nội dung: các hình thức thực hiện pháp luật (trong đó hình thức sử dụng pháp luật chiếm 3/7 câu của đề thi); các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (trong đó có vi phạm kỉ luật, hành chính, trách nhiệm dân sự và hình sự). Đó là những kiến thức trọng tâm cô Ngoãn lưu ý các em cần nhớ. Tuy nhiên, khi ôn tập giáo viên vẫn ôn tất cả các nội dung khác của bài học để HS có sự hiểu biết toàn diện, tổng quát.
Nội dung 1 HS cần nhớ được hệ thống hóa bằng bảng kiến thức sau:
Nội dung 2 HS cần nhớ:
Mẹo học và làm bài
Cô Ngoãn cho rằng, để làm tốt những câu hỏi thuộc bài học này, HS cần năm chắc từ khoá. Đó là cách làm bài nhanh, hiệu quả.
Ví dụ, khi tìm hiểu về các hình thức thực hiện pháp luật, giáo viên hướng dẫn HS ghi nhớ các từ khoá của từng hình thức:
- Sử dụng pháp luật: quyền, cho phép làm (việc được làm)
- Thi hành pháp luật: nghĩa vụ, quy định phải làm (việc phải làm)
- Tuân thủ pháp luật: cấm (việc không được làm)
- Áp dụng pháp luật: cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
Hay, khi tìm hiểu về cácloại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, giáo viên hướng dẫn HS ghi nhớ các từ khoá của từng loại vi phạm pháp luật và ghi nhớ tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí:
- Vi phạm hình sự: hành vi nguy hiểm cho XH, tội phạm
- Vi phạm hành chính: xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước
- Vi phạm dân sự: xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
- Vi phạm kỷ luật: xâm phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước
Bên cạnh đó, các em HS cần nhận dạng câu hỏi. Chẳng hạnvới kiến thức về cácloại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí có các dạng câu hỏi như: Một chủ thể vi phạm một hoặc hai loại vi phạm pháp luật; Một chủ thể chịu một hoặc hai loại trách nhiệm pháp lí; Nhiều chủ thể cùng vi phạm pháp luật, cùng chịu trách nhiệm pháp lí; Nhiều chủ thể cùng vi phạm một hoặc hai loại vi phạm pháp luật; Nhiều chủ thể cùng chịu một hoặc hai loại trách nhiệm pháp lí (Câu 117). Nhận dạng được câu hỏi giúp HS trọng tâm được phạm vi kiến thức cần trả lời và không nhầm lẫn.
Khi nắm chắn kiến thức, thì phần quan trọng là kĩ năng làm bài. Cô Ngoãn lưu ý, HS nên chọn câu hỏi làm từ dễ đến khó. Nhằm tiết kiệm thời gian, tránh bỏ sót câu hỏi, những câu khó đánh dấu lại để làm sau. HS cần nhận diện từ khóa khi làm bài và có phương pháp loại trừ đáp án để dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp.
Với những câu hỏi tình huống, các em nên đọc ngược, nghĩa là đọc câu hỏi trước, đọc tình huống sau và gạch chân nhân vật cùng chi tiết liên quan đến nhân vật trong tình huống để không bị rối và tìm ra lời giải nhanh nhất, cô Ngoãn nhấn mạnh.