Sử dụng muối hạt
Đối với gừng khi mua về chưa ăn hết để bảo quản cho chúng không bị nảy mầm các bạn có thể sử dụng muối ăn. Các bạn cho gừng vào túi nilong sau đó rắc một ít muối lên trên rồi buộc kín túi nilong lại ấn cho hơi trong túi xì ra hết. Sau đó, các bạn để túi gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sử dụng cát khô
Các gia vị như nghệ, gừng để bảo quản các bạn có thể sử dụng cát khô cho vào một cái hũ đựng có vung kín. Cát khô sẽ có tác dụng hút ẩm, giảm thiểu quá trình oxy hóa ở gừng và nghệ giúp kéo dài thời gian bảo quản gừng.
Các bạn lưu ý chỉ để gừng, tỏi vào khi cát còn khô chứ không được cho vào cát ẩm vì như vậy gừng sẽ có điều kiện mọc thành cây luôn.
Sử dụng bột baking soda
Đối với tỏi các bạn có thể dùng bột baking soda (muối nở) để bảo quản cũng rất tốt. Các bạn cũng cho tỏi khô vào túi sau đó cho 2 – 3 thìa baking soda vào một mẩu giấy nhỏ gói chặt lại cùng với 2 lát gừng đặt vào bên trong túi tỏ.
Sau đó, bạn cũng buộc chặt túi xì hết hơi ra và bảo quản tỏi ở nơi khô ráo sẽ chống được hiện tượng mọc mầm.
Cách bảo quản tỏi khô để lâu hư
Tỏi là loại củ mà không chịu được nhiệt độ lạnh mát, khi tỏi ở trong môi trường lạnh và ẩm ướt như trong tủ lạnh thì làm cho tỏi nhanh mọc mầm và nhanh hư
Chắc chắn với mọi người rằng, nếu chẳn may bạn quên để tỏi trong bịch nilong kín gió thì khoảng 2 tuần sau thì phải đi mua tỏi mới để dùng, khi tỏi được bảo quản trong túi nilong làm cho kín gió, không thoát được hơi nóng trong tỏi ra, làm cho tỏi nhanh hư.
Nếu chẳn may bạn để tỏi bị ướt thì nên nhanh phơi khô và để trong nơi thoáng mát, có thể để nơi có ánh sáng mặt trời thì càng tốt, vì tỏi nếu gặp nước hay ẩm ướt thì làm nhanh mọc mầm và nhanh hư.
Nếu số lượng nhiều, dùng không kịp thì nên phơi ngoài nắng hoặc gió 1-2 ngày rồi bỏ vào thùng giấy (thùng carton), đậy kín lại và để vào nơi thoáng ráo.
Sử dụng táo để bảo quản khoai tây
Đối với khoai tây rất hay bị mọc mầm trong thời tiết ẩm như hiện nay. Mà khoai tây khi đã mọc mầm sẽ tiết ra những chất tương tự chất độc nên người mà ăn phải có thể gây ngộ độc ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên, khoai tây lại không thể để tủ lạnh được sẽ mất hết chất dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng khoai tây bị mọc mầm các bạn có thể sử dụng một quả táo đặt vào trong túi đựng khoai tây. Táo sẽ có tác dụng hút hết những hơi ẩm từ khoai tây và giúp cho khoai luôn khô ráo không bị ẩm mà mọc mầm.
Bạn cũng cần để khoai tây thông thoáng. Hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới, đó là cách bảo quản rất tốt, bạn đừng dại dột chuyển khoai tây sang một cái túi kín khác.
Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.
Nên giữ khoai tây trong nhiệt độ mát. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản khoai tây là dưới 10 độ C (từ 6-10 độ C). Ở nhiệt độ này, khoai có thể tươi trong vài tháng nếu được bảo quản đúng cách.
Ở nhiệt độ 10-15 độ C, được cất trong chỗ tối, khô và thoáng, khoai vẫn thơm ngon trong 2 tuần đến một tháng. Bạn lưu ý, tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai (khiến tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và đổi màu đen sẫm khi nấu lên).
Trên đây là một số mẹo cất trữ rau củ cực chuẩn cho các bạn tham khảo. Với những cách này sẽ giúp bạn bảo quản được gừng, tỏi, khoai tây cả tháng mà không lo bị ẩm mốc và mọc mầm.