Mẹ Mỹ bất ngờ khi con "không học gì" ở trường mẫu giáo Đức

Ở Mỹ, con trai tôi dành cả ngày ở trường để rèn đọc và làm toán thì sang Đức, cháu hầu như chỉ chơi tự do.

Mẹ Mỹ bất ngờ khi con "không học gì" ở trường mẫu giáo Đức

Chuyển tới Đức sống và đăng ký cho con trai học trường mẫu giáo tại nước này đã thay đổi quan điểm về giáo dục của Taylor Johnson - một nhà phân tích hành vi người Mỹ, vừa chuyển tới Đức sống hơn một năm cùng hai con. Chị chia sẻ trải nghiệm này trên Parentmap:

Khi chuyển từ Mỹ sang Đức sống và công tác, vợ chồng tôi đăng ký cho con vào một trường mẫu giáo ở đây. Trong trường Mỹ, đúng như tôi mong đợi, con dành cả ngày vui vẻ học tập với những chữ cái và con số, tập viết.

Còn ở đây, cháu thực hiện các "kế hoạch nhỏ" vào cuối tuần và tham gia lớp tập gym hai lần một tuần. Trong vài tháng học trường mới, cháu đã đi tham quan một cánh đồng và một ruộng bí ngô.

me-my-soc-khi-cho-con-hoc-mam-non-tai-duc

Trong một tiết học lớp 1 ở Đức.Ảnh minh họa:Sirius-migrationeducation.

Tại buổi họp phụ huynh, tôi không ngạc nhiên khi nghe cô giáo nói con khá chật vật vì chưa quen với nếp trường mới và "cháu có vẻ rất giỏi toán". Thực tế, khi ở trường cũ, con tôi chỉ ở mức trung bình.  

Hóa ra trường mẫu giáo ở Đức cũng na ná như nhà trẻ ở Mỹ - tức là các cháu chỉ chơi, không học. Tại Đức, việc học chính thức khi trẻ 6 tuổi, vào lớp một. Trẻ 3-5 tuổi có thể đến trường mẫu giáo nhưng đó là do bố mẹ tự chọn.

Tại trường, chương trình học thuật hầu như không được coi trọng chút nào. Trẻ không được dạy học. Trẻ không hát về bảng chữ cái hay tập viết chữ. Chẳng ai mong đợi trẻ biết trước các kiến thức về chữ hay số trước khi bắt đầu vào lớp 1.

Người Đức cho rằng học đọc và viết là một nghi thức mà tất cả trẻ nên thực hiện cùng nhau. Bắt đầu vào lớp 1 là một sự kiện lớn và trẻ sẽ cảm thấy hãnh diện về ý nghĩ mình được học đọc, viết và trở thành một học sinh thực sự. 

Tôi nhớ việc đánh giá khả năng đọc ở trường mẫu giáo tại Mỹ như thế này: Các giáo viên hỏi con trai tôi về các ký tự thường và ký tự hoa cũng như cách phát âm các chữ cái. Ông ấy cũng bảo con viết tên mình, cắt một hình tròn và xác định các số.

Tại Đức, đánh giá khả năng đọc trước khi vào lớp một khá khác. Con trai tôi được yêu cầu đếm các đồ vật chứ không phải là nhận diện số. Con được kiểm tra khả năng phân biệt giữa các hình dạng và vẽ một số vật đơn giản. Không ai mang chữ ra hỏi bé. 

me-my-soc-khi-cho-con-hoc-mam-non-tai-duc-1

Các buổi học ngoài trời của trẻ mẫu giáoở Đức.Ảnh minh họa:Parentmap.

Thành thật mà nói, tôi không bận tâm lắm về việc trường mẫu giáo chẳng dạy trẻ học kiến thức học thuật gì nhưng sự "tự do" quá mức và thiếu giám sát lại làm tôi lo lắng. Ở trường mẫu giáo của con trai tôi, có 30 phút buổi sáng các con cùng nhau vui đùa thoải mái, sau đó là tham gia vào những trò chơi tự do khắp trong trường.

Trẻ sẽ được bày tỏ xem chúng thích đi đâu bằng cách đặt một thanh nam châm lên một tấm bản đồ thông tin ở trường và sau đó trẻ sẽ tản ra các phòng khác nhau với những hoạt động và đồ chơi khác  nhau.

Trong suốt buổi đầu tham quan trường, tôi ngây thơ hỏi rằng liệu ở những phòng đó có người lớn giám sát trẻ liên tục không. Cô giáo viên nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp cho một bà mẹ quá bao bọc con kiểu Mỹ và nói: "Trẻ không cần có người lớn trong phòng". Tôi thực sự cảm thấy không yên tâm.

Phần còn lại trong ngày bao gồm 30 phút vui chơi bắt buộc trong vườn. Tôi phải nhấn mạnh chữ "bắt buộc" bởi người Đức có câu: "Không có thứ gì gọi là thời tiết xấu, chỉ có quần áo không phù hợp". Vì vậy, trẻ nào cũng được yêu cầu phải có bộ quần áo mưa, ủng đi mưa.

Sau giờ chơi là đến bữa trưa và tiếp đó là giờ ngủ trưa hoặc thời gian chơi yên tĩnh hay tập thể dục (tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ và lựa chọn của bố mẹ). Vào buổi chiều, trẻ được chơi tự do và nếu thời tiết tốt, các em bắt buộc phải ra ngoài trời ít nhất một tiếng nữa. 

Bất chấp nỗi lo lắng của tôi, cậu con trai Buddy dường như thích nghi rất nhanh. Bé thường trở về nhà mỗi ngày với những nụ cười và các câu chuyện khiến tim tôi tăng nhịp.

"Mẹ ơi, hôm nay con làm một chiếc rìu nhưng nó bị gãy khi con chặt cây, thế là cô giáo dùng tay sửa lại nó giúp con", cháu nói với giọng đầy hào hứng. Hay "Mẹ ơi, trong chuyến đi chơi trên cánh đồng hôm nay, một bạn nữ bị lạc nhưng chúng con đã tìm được bạn" (Cứ thứ 5 hằng tuần, cả lớp sẽ ra vùng ngoại ô để tham quan cánh đồng.

Mỗi lần như vậy là tôi lại nơm nớp). Quả thực, con tôi tự tin hơn hẳn và bé còn chủ động kết bạn - điều trước đây chưa từng xảy ra khi cháu học ở Mỹ.

Tuy đã thích nghi với cách dạy trẻ "kiểu Đức" như vậy, có vài điều tôi vẫn không hoan nghênh lắm:

Sự thiếu giám sát luôn khiến tôi nơm nớp khi để con lại trường. 

Tôi cũng không hoàn toàn thoải mái với việc trường không dạy trẻ học chút xíu kiến thức học thuật nào. Tôi nhận ra tâm lý này của mình khi giáo viên của con khuyên nên cho cháu vào tiểu học chậm một năm.

Thực sự, đó là một lời khuyên có lý khi cân nhắc tới yếu tố rào cản ngôn ngữ (con tôi chưa rành tiếng Đức), nhưng tôi lại kịch liệt phản đối. Con tôi đã không được  học gì ở trường mầm non, tôi không muốn cháu lại lỡ một năm nữa so với các bạn cùng tuổi. Dẫu sao đi chăng nữa, tôi vẫn là một bà mẹ Mỹ!

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.