Đây là hoạt động nằm trong tiết học trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn với chủ đề Văn học thế giới được nhà trường triển khai cho học sinh các khối lớp vào đầu năm học.
Nhằm mục tiêu đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THPT, nâng cao năng lực đọc - hiểu và khơi dậy lòng yêu thích môn Văn, cũng như hình thành những kỹ năng, phát huy sự sáng tạo, sở trường của học sinh như khả năng sưu tầm, biên tập, trưng bày, triển lãm, biên kịch và diễn kịch của học sinh.
Theo đó, để chuẩn bị cho lễ hội Đông Tây hội ngộ, học sinh 3 khối lớp đã trải qua vòng loại với việc thực hiện tập san giới thiệu tác giả, tác phẩm của văn học thế giới được chọn từ chương trình SGK lớp 10-11-12.
Tại lễ hội, các em đã được đắm mình trong những hoạt cảnh sắc màu văn hóa do các lớp thể hiện. Đặc biệt, 15 lớp có tập san ấn tượng về hình thức, đủ đầy và sáng tạo về nội dung đã có mặt tại vòng chung kết - diễu hành kết hợp với hoạt cảnh ngắn về đặc trưng nền văn học, về tác giả tác phẩm và trưng bày sản phẩm triển lãm là tập san, tranh ảnh, sách, bài viết, mô hình, sản phẩm mang bản sắc văn hoá của đất nước đó
Đó là những tiết Mặt trời vẫn mọc, hoạt cảnh Lời của Đá lớp; chuỗi những tiết mục diễu hành, trình diễn của 15 lớp đưa mọi người tham dự lễ hội đi dọc theo tiến trình văn học thế giới như: Lật mở những trang văn cổ đại - Ấn Độ, bắt gặp cảm hứng ngợi ca phẩm chất người anh hùng đứng đầu quốc gia- của Ramayana; Lớp 11A1 kể về câu chuyện về nàng Sita và chàng Rama để khám phá những bí ẩn còn sót lại...
Thông qua chuỗi hoạt động của lễ hội, các giáo viên mong muốn các em học sinh, khi học qua mỗi tác phẩm, điều mà các em biết được không chỉ đơn thuần là tác phẩm, tác giả, mà là nguồn cốt, tâm hồn của đất nước đó.
Qua đó giúp các em hiểu được văn học là cuộc sống, văn học rất gần gũi chứ không phải học văn chỉ để thi cử. Đồng thời, hướng đến phát huy năng lực, sở trường của các em, hình thành cho các em những kỹ năng...