Malaysia: Cải cách giáo dục đặc biệt từ “lớp học tiên phong”

GD&TĐ - Kể từ năm 1963 đến nay, Malaysia đã làm việc chăm chỉ để cung cấp nền giáo dục bắt buộc và hiệu quả cho hàng triệu thanh niên trên toàn quốc.

Các trường giáo dục đặc biệt cho phép trẻ em có nhu cầu đặc biệt được học theo cách có lợi nhất. Ảnh: Thestar
Các trường giáo dục đặc biệt cho phép trẻ em có nhu cầu đặc biệt được học theo cách có lợi nhất. Ảnh: Thestar

Đất nước này đã có những cải cách đáng chú ý trong tiếp cận giáo dục đặc biệt - một hệ thống giáo dục hòa nhập cho tất cả học sinh.

Một niên đại của giáo dục đặc biệt

Giáo dục đặc biệt ở Malaysia đã có nhiều hình thức khác nhau trong suốt 60 năm qua. Trong những năm sau khi độc lập, các cơ quan chính phủ đã giải quyết các nhu cầu khác nhau cho trẻ em khuyết tật.

Những trường học đầu tiên dành cho trẻ em với nhu cầu khác nhau chỉ tập trung vào khiếm khuyết về thể chất, bỏ qua sắc thái của việc học rộng hơn, khiếm khuyết về tinh thần và cảm xúc. Trong những năm đầu đó, trẻ em có nhu cầu không liên quan đến khiếm thính, khiếm thị được giáo dục chủ yếu thông qua trường học chính khóa, nếu có.

Cải cách nhanh chóng bắt đầu vào khoảng và sau những năm 1990. Chính phủ từ từ thay đổi các chính sách để trở nên thống nhất hơn và phản ánh mô hình xã hội của người khuyết tật.

Bộ Giáo dục Malaysia bắt đầu thực hiện các bước hướng tới việc hòa nhập từ năm 1988 khi trẻ em khuyết tật học tập được hỗ trợ thông qua Chương trình Giáo dục Đặc biệt Tích hợp của quốc gia trong “các lớp học tiên phong”. Kết quả, những em trải qua những thử thách với các kỹ năng cơ bản đã được hỗ trợ trong hệ thống trường học chính thống với ưu tiên về “tiếp cận giáo dục hiệu quả”.

Ba chương trình mới

Năm 1995, Malaysia chính thức mở rộng Bộ Giáo dục bao gồm quản lý cả phần giáo dục đặc biệt. Hai năm sau, quốc gia này đã giới thiệu ba chương trình mới, định hình rất nhiều triển vọng của đất nước về giáo dục đặc biệt hòa nhập. Các chương trình này bao gồm:

Các trường giáo dục đặc biệt: Cung cấp các chương trình giảng dạy độc đáo dành riêng cho trẻ khuyết tật. Trường học cho phép học sinh có nhu cầu đặc biệt được học theo cách có lợi nhất cho các em. Học sinh có thể không bị cản trở bởi những phiền nhiễu hoặc thách thức vốn có đối với các trường học chính thống. Các trường này chủ yếu dành cho trẻ khiếm thị và khiếm thính.

Chương trình hội nhập: “Chương trình Tích hợp Giáo dục Đặc biệt (SEIP)” cung cấp các lớp học cụ thể trong các trường phổ thông dành cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra, chương trình được định vị thích hợp cho trẻ em khuyết tật học tập.

Học sinh có nhiều thời gian hơn để thành thạo các kỹ năng đọc và viết thông qua chương trình tập trung vào việc điều chỉnh cho phù hợp với mọi nhu cầu. Tính đến năm 2020, có khoảng 2.000 trường tiểu học và trung học SEIP ở Malaysia.

Nỗ lực tập trung vào hòa nhập: “Chương trình Giáo dục Hòa nhập” nhằm đưa trẻ em có nhu cầu đặc biệt vào các lớp chính khóa với sự hỗ trợ của các thiết bị giảng dạy. Mục tiêu của chương trình này là tạo ra một môi trường học tập hòa nhập hơn bằng cách không tách biệt trẻ em có nhu cầu khác với các học sinh bình thường.

Sự hiểu biết của các nhà giáo dục về các loại nhu cầu đặc biệt khác nhau vẫn còn thiếu. Ảnh: Thestar
Sự hiểu biết của các nhà giáo dục về các loại nhu cầu đặc biệt khác nhau vẫn còn thiếu. Ảnh: Thestar

Đạo luật Người khuyết tật

Một cột mốc quan trọng khác trong nỗ lực giáo dục đặc biệt của Malaysia vào năm 2008 là việc thông qua Đạo luật Người khuyết tật. Một điều trong dự luật này nêu cụ thể: “Người khuyết tật sẽ không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở khuyết tật”. Ngoài ra, Đạo luật về Người khuyết tật đã đánh dấu một trong những bước tiến lớn gần đây của đất nước trong việc thay đổi quan điểm của xã hội Malaysia về giáo dục đặc biệt.

Công việc còn lại

Giáo dục đặc biệt ở Malaysia có nhiều hình thức khác nhau. Ảnh: Borgenmagazine
Giáo dục đặc biệt ở Malaysia có nhiều hình thức khác nhau. Ảnh: Borgenmagazine

Việc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm làm gia tăng sự kỳ thị xung quanh các nhu cầu khác nhau đối với những người khác nhau. Điều này làm cho nó trở thành vấn đề vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Mặc dù, Malaysia đã đạt được những bước tiến lớn trong việc hòa nhập, nhưng vẫn còn những lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đặc biệt cần được cải cách, bao gồm:

Cơ sở vật chất: Có một số địa điểm trên khắp Malaysia, bao gồm cả trường học, không được trang bị cơ sở hạ tầng tiếp cận vật chất đầy đủ. Điều này có thể ngăn cản trẻ em có nhu cầu đặc biệt theo học tại các trường học trong khu vực của chúng.

Không nghi ngờ gì nữa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể tiếp cận cho tất cả mọi người, bao gồm cả những cá nhân sử dụng xe lăn, liên quan trực tiếp đến việc tiếp cận giáo dục bình đẳng.

Kỳ thi chuyên ngành: Tính đến năm 2016, Malaysia không có kỳ thi toàn quốc dành cho học sinh có nhu cầu đặc biệt. Học sinh có nhu cầu đặc biệt phải tham gia kỳ thi cấp tiểu bang truyền thống, điều này gây bất lợi cho học sinh khuyết tật. Việc thực hiện một kỳ thi toàn quốc mới tập trung vào tính công bằng sẽ cho phép các nhà giáo dục đánh giá chính xác sự tiến bộ của học sinh.

Hiểu biết khái niệm về các nhu cầu đặc biệt: Trong khi hiểu biết của xã hội về các nhu cầu đặc biệt đã được cải thiện trong những năm qua, thì sự hiểu biết của các nhà giáo dục về các loại nhu cầu đặc biệt khác nhau vẫn còn thiếu.

Phát hiện sớm hơn và chính xác hơn có thể giải quyết vấn đề này. Với những chẩn đoán sớm thích hợp, các nhà giáo dục có thể chuẩn bị tốt hơn cho các chiến lược giảng dạy phù hợp cho học sinh có nhu cầu đặc biệt.

Bộ Giáo dục Malaysia đã thành lập “Trung tâm Dịch vụ Giáo dục Đặc biệt”. Các trung tâm này cung cấp một số chương trình can thiệp sớm cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Trẻ em được tiếp cận với các xét nghiệm để phát hiện sớm, các chương trình và dịch vụ phục hồi chức năng. Điều này bao gồm thính học, bệnh lý lời nói, liệu pháp nghề nghiệp và hỗ trợ tâm lý.

Nhìn chung, tính đến đầu năm 2021, Malaysia đã đi được một chặng đường dài trong hành trình phát triển giáo dục hòa nhập, nhưng những nỗ lực vẫn phải tiếp tục. Việc thông qua luật và tiếp tục cải cách vẫn cần thiết.

Với sự tiến bộ như vậy, giáo dục đặc biệt ở Malaysia sẽ mang tính hòa nhập, bình đẳng và có thể tiếp cận được với tất cả trẻ em có nhu cầu.

Theo Borgenmagazine

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ