Mã Pì Lèng Panorama cải tạo vẫn sai, yêu cầu tạm ngừng kinh doanh

GD&TĐ - Sở Xây dựng Hà Giang có văn bản báo cáo sau khi kiểm tra thực tế việc cải tạo công trình Panorama Mã Pì Lèng. Theo đó, yêu cầu Mã Pì Lèng Panorama tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh đến khi hoàn tất cải tạo.

Công trình Panorama sau cải tạo. Ảnh: Tiền Phong.
Công trình Panorama sau cải tạo. Ảnh: Tiền Phong.

Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Giang về việc kiểm tra thực tế việc cải tạo công trình Panorama.

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2020, hình ảnh chụp Panorama Mã Pì Lèng sau khi chỉnh trang lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, công trình có phần bề thế hơn trước đây và vẫn mở cửa đón khách, thu tiền tham quan, ngắm cảnh.

Hình ảnh so sánh công trình Mã Pì Lèng Panorama trước và sau cải tạo làm "nổi sóng" mạng xã hội gần đây.

Hình ảnh so sánh công trình Mã Pì Lèng Panorama trước và sau cải tạo làm "nổi sóng" mạng xã hội gần đây.

Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đã ra văn bản gửi Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang về việc đề nghị cung cấp thông tin cải tạo, sử dụng công trình Panorama Mã Pì Lèng, tỉnh Hà Giang.

Ngày 30/12, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Giang gửi văn bản số 1015 trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang về việc kiểm tra thực tế việc cải tạo công trình Panorama.

Ngày 29/12/2020, Sở Xây dựng đã thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình Panorama, huyện Mèo Vạc. Theo đó, về phần chủ đầu tư đã tiến hành cải tạo, Sở Xây dựng khẳng định phần phá dỡ toàn bộ mái đua tầng 2 công trình phía tiếp giáp mặt đường giao thông thực hiện đúng theo phương án cải tạo.

Phối cảnh công trình Panorama sau khi hoàn thành. Ảnh: VOV.

Phối cảnh công trình Panorama sau khi hoàn thành. Ảnh: VOV.

Tuy nhiên, phần cao độ đỉnh mái cao nhất đã hoàn thiện là 7,950m so với cao độ đỉnh mái của Phương án kiến trúc là 6,2 m thì cao độ đỉnh mái đã cải tạo vượt 1,75m. Cao độ đỉnh mái thứ 2 đã hoàn thiện 6,850m so với cao độ đỉnh mái của Phương án kiến trúc là 5m thì vượt 1,85m sau cải tạo.

Về vật liệu lợp mái, công trình sử dụng là ngói mầu ITACA loại 9x/m2, màu xanh đen do Việt Nam sản xuất là chưa phù hợp. Theo phương án kiến trúc, việc chủ đầu tư sử dụng loại vật liệu lợp như trên chưa phù hợp. Về việc này vẫn do UBND huyện Mèo Vạc giải thích rằng, do điều kiện gió lốc nên mái ngói âm dương bị tốc mái, bị trượt không đảm bảo an toàn nên chủ đầu tư tự ý thay đổi.

Sở Xây dựng cũng chỉ ra nhiều phần chưa được thực hiện khi cải tạo Panorama như chưa phá dỡ phần sàn thép theo phương án kiến trúc theo đó tổng diện tích sàn thép phải phá dỡ là 98,2m2.

Về diện tích xây dựng, phương án cải tạo không thay đổi so với hiện trạng. Về công tác kiểm định đánh giá an toàn công trình, Sở Xây dựng yêu cầu Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng đánh giá an toàn chịu lực của công trình.

Cho tới thời điểm báo cáo, Trung tâm vẫn đang tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm để có kết cấu. Hiện chủ đầu tư đã phá dỡ phần đua mặt tiền với tổng diện tích sàn bê tông là 33m2.

Hình ảnh công trình bị tháo dỡ thời điểm tháng 7/2020. Ảnh: VNN.
Hình ảnh công trình bị tháo dỡ thời điểm tháng 7/2020. Ảnh: VNN.

Về diện mạo công trình, qua xem xét thực tế cải tạo, đối chiếu với phương án kiến trúc được duyệt, Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang đánh giá, công trình đã có cải tạo về hình thức khá giống với bản vẽ phối cảnh, tuy nhiên phần cửa mặt tiền không phù hợp. Ngoài ra, chiều cao công trình và chất liệu lợp mái không tuân thủ đúng theo phương án kiến trúc.

Sở Xây dựng Hà Giang đồng thời nêu rõ, nếu chủ đầu tư hoàn thành việc tháo dỡ các khung thép theo đúng phương án kiến trúc, tổng diện tích sàn sẽ giảm đi 131,2m2 so với diện tích ban đầu.

Qua kiểm tra cho thấy, công tác cải tạo công trình của chủ đầu tư không tuân thủ đúng theo phương án kiến trúc đã được phê duyệt.

Trong văn bản về việc kiểm tra thực tế công trình cải tạo tòa nhà Panorama trên đèo Mã Pì Lèng ngày 30/12/2020, Sở Xây dựng có ba kiến nghị: Thứ nhất, UBND H.Mèo Vạc yêu cầu chủ đầu tư tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh cho đến khi hoàn tất cải tạo công trình.

Thứ hai, qua kiểm tra hồ sơ cải tạo do chủ đầu tư trình, Sở nhận thấy một số tồn tại về một vài điểm không tuân thủ phương án thiết kế được duyệt, Sở đề nghị UBND huyện yêu cầu chủ đầu tư cho sửa lại thiết kế đúng theo phương án kiến trúc đã được duyệt.

Thứ ba, sau khi có kết quả thẩm định hồ sơ công trình của cơ quan có thẩm quyền, đề nghị UBND huyện Mèo Vạc tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình cải tạo, không để chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế và không tuân thủ đúng theo thiết kế đã thẩm định

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

GD&TĐ - Không phải khi độc thân, cũng chẳng phải lúc thất tình… Phụ nữ cô đơn nhất chính là khi ở trong một mái nhà mà không tìm được cảm giác ấm áp.