Lý do các tỉnh phía Nam tiêm chủng chậm: Lưu kho vì... đợi mũi hai!?

GD&TĐ - Theo Cục Y tế dự phòng, một số tỉnh tiêm chủng chậm là do lượng vắc-xin của các địa phương tiếp nhận lớn. Ngoài ra, để đủ vắc-xin tiêm mũi 2, các tỉnh đã lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vắc-xin phân bổ. 

Lượng vắc-xin lớn được cung ứng cho các tỉnh phía Nam tiếp nhận tại Sân bay Tân Sơn Nhất.
Lượng vắc-xin lớn được cung ứng cho các tỉnh phía Nam tiếp nhận tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

Vắc-xin đủ bao phủ 100% mũi 1

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc-xin ngừa Covid-19 với tổng số 32,8 triệu liều cho các địa phương, đơn vị. Riêng TPHCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc-xin trên cả nước.

Đến nay, TPHCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc-xin đủ để bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.

Cục Y tế dự phòng cho biết, TPHCM đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vắc-xin. Trong đó, 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ sử dụng vắc-xin đạt 69,1% so với số đã tiếp nhận và đạt 67,2% so với số được phân bổ.

Lý giải về nguyên nhân TPHCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương tiêm chủng chậm, Cục Y tế dự phòng cho biết, nguyên nhân một phần do lượng vắc-xin của các địa phương tiếp nhận lớn. Quyết định phân bổ vắc-xin gần đây được ban hành ngày 30/8. Trong tuần qua, các địa phương đã tăng tốc tiếp nhận và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

Ngoài ra, nguyên nhân khác là nhằm đảm bảo vắc-xin đủ để tiêm mũi 2 cho người dân, các tỉnh, thành phố đã lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vắc-xin phân bổ. Do đó, tỷ lệ vắc-xin đã được sử dụng trên tổng lượng tiếp nhận/ phân bổ bị giảm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, các địa phương có kế hoạch tổng thể, nhưng chưa có kế hoạch chi tiết theo từng quận, huyện. Vấn đề báo cáo, nhập dữ liệu chưa kịp thời, chưa tính toán đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Do đó, số liệu thực tế đã tiêm và số cập nhật lên hệ thống bị chênh. Đây là nguyên nhân khiến việc đánh giá kết quả sử dụng vắc-xin ở TPHCM và Đồng Nai, Long An, Bình Dương thấp so với yêu cầu.

Thứ trưởng đề nghị, các địa phương cần có kế hoạch chi tiết về tiêm chủng. Bởi, sau ngày 15/9, mỗi quận, huyện sẽ áp dụng các hình thức giãn cách xã hội khác. Khi đó, mỗi địa bàn cần hình thức tổ chức tiêm chủng khác nhau.

Đối với việc tiếp nhận vắc-xin, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Viện Pasteur TPHCM chủ động thông báo cho các địa phương trong vòng 24 giờ từ khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Khi nhận thông báo này, các địa phương phải chủ động liên hệ, tổ chức tiếp nhận vắc-xin trong 24 giờ.

TPHCM triển khai các hình thức tiêm lưu động. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM
TPHCM triển khai các hình thức tiêm lưu động. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM

Triển khai tiêm lưu động

TPHCM đang đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, cố gắng đến ngày 30/9 đạt tỉ lệ bao phủ 100% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1. Sau đó, theo thời gian khuyến cáo của từng loại vắc-xin, tiến hành tiêm nhắc lại mũi 2 cho người dân.

Ngày 4/9, Sở Y tế TPHCM ban hành kế hoạch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đến ngày 15/9. Theo kế hoạch, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ tiếp tục rà soát, vận động và lập danh sách người dân từ 18 tuổi chưa được tiêm mũi 1 để tổ chức tiêm bằng các loại vắc-xin phù hợp.

Đồng thời tổ chức tiêm mũi 2 cho những người đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian theo khuyến cáo của từng loại vắc-xin. Triển khai các hình thức tiêm lưu động để tăng khả năng tiếp cận vắc-xin cho người dân không thể đến các điểm tiêm cố định (xe tiêm lưu động, điểm tiêm riêng cho khu chung cư hoặc nhà trọ đông người, các tổ tiêm tại nhà…).

Theo Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, người dù đã tiêm 2 mũi vắc-xin, không thuộc lực lượng được chính quyền các cấp cho phép hoạt động vẫn phải thực hiện giãn cách. Trong khi đó, người đã tiêm 2 mũi vắc-xin đủ thời gian sinh kháng thể, hoàn toàn có thể làm việc, lao động, kết hợp thực hiện 5K.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TPHCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương quán triệt nguyên tắc “vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm nhanh nhất”. Vắc-xin về phải tiêm ngay, không chậm trễ, không chờ đợi, không lựa chọn vắc-xin, có vắc-xin nào tiêm ngay loại đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.