Lưu ý quan trọng triển khai bồi dưỡng đội ngũ thực hiện chương trình mới

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ kết luận hội nghị
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ kết luận hội nghị

Về đối tượng bồi dưỡng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra 4 nhóm, gồm: cán bộ lãnh đạo sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông.

Bộ trưởng lưu ý thêm: cần lựa chọn những giáo viên xuất sắc ở phổ thông để cùng tham gia vào nhóm cốt cán của trường sư phạm để bồi dưỡng chung; nhóm các hiệu trưởng bao gồm cả cơ sở giáo dục công lập và tư thục. Với nhóm giáo viên phổ thông, đối tượng giáo viên cốt cán được chọn không chỉ nắm vững về chuyên môn, kinh nghiệm mà phải là người tâm huyết đổi mới, nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp...

Nhấn mạnh chuyên đề bồi dưỡng phải theo hướng gợi mở, hạn chế cầm tay chỉ việc, Bộ trưởng yêu cầu chương trình cho nhóm đối tượng nào cần phải có sự tham gia của nhóm đối tượng đó. Tài liệu được chuyển thành các dạng thức: văn bản, video, hỏi-đáp, đưa lên mạng để mọi người cùng có thể sử dụng. Việc triển khai ưu tiên đầu tiên là theo phương thức trực tuyến.

Với phương thức trực tiếp, theo Bộ trưởng, cần theo hướng tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm, hạn chế cầm tay chỉ việc; tăng cường giải đáp, gợi mở để các học viên cùng trao đổi, từ đó quay về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng.

Về đánh giá, Bộ trưởng nhấn mạnh tính nghiêm túc, xong đến đâu cấp chứng chỉ đến đó; tránh tình trạng đánh trống ghi tên. “Trường nào tổ chức không nghiêm túc có thể thu giấy phép; trường nào làm tốt thì khuyến khích, hỗ trợ” – Bộ trưởng cho hay.

Trong kết luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các dự án, vụ cục có liên quan; trường sư phạm; sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các trường phổ thông trong triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và CBQL thực hiện chương trình GDPT mới...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ