Lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Học viện Tài chính

GD&TĐ - Năm nay, Học viện Tài chính tuyển sinh 4.200 chỉ tiêu.

Thí sinh tìm hiểu tham dự Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".
Thí sinh tìm hiểu tham dự Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

Trong đó chỉ tiêu với Chương trình chuẩn là 3.000 sinh viên; Chương trình đào tạo chất lượng cao hơn 1.000 sinh viên. Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân (DDP) là 120 sinh viên.

Học viện Tài chính dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 60%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy tối đa 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xét tuyển kết hợp.

TS Trịnh Thanh Huyền tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

TS Trịnh Thanh Huyền tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

Riêng với Chương trình DDP, TS Trịnh Thanh Huyền - Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (Học viện Tài chính) cho biết sẽ áp dụng 5 phương thức tuyển sinh:

Thứ nhất, tuyển thẳng các đối tượng thí sinh là học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thứ hai, xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT. Điều kiện để được nộp hồ sơ xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT gồm: Hạnh kiểm tốt + 3 năm HSG lớp 10,11,12.

Hạnh kiểm tốt + 1 hoặc 2 năm học sinh giỏi (năm lớp 12) + điều kiện kèm theo.

Thứ ba, xét tuyển dựa theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Thứ tư, xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Thứ năm, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2023.

Điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất của Chương trình DDP:

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch - Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch - Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

Tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng”, nhiều băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và gia đình đã được giải đáp tại chỗ về các chương trình học tại Học viện Tài chính; trong đó có chương trình học cùng lúc 2 chương trình, Chương trình đạo tạo Chất lượng cao; cơ sở vật chất, điều kiện học tập và các thông tin về học bổng, học phí, cơ hội việc làm.

Đến từ Xuân Đỉnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), thí sinh Trần Minh Đức chia sẻ: Em mơ ước được học tập tại Học viện Tài chính từ nhỏ nên sẽ quyết định chọn Học viện Tài chính là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh này băn khoăn về việc đăng ký xét tuyển trên Hệ thống để đảm trúng tuyển vào Học viện.

Trao đổi về vấn đề này, Ban tư vấn tuyển sinh của Học viện Tài chính nhấn mạnh 4 điểm cần lưu ý:

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy tư vấn cho thí sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy tư vấn cho thí sinh tại Ngày hội "Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển".

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, năm nay, thí sinh không cần lựa chọn phương thức hay tổ hợp xét tuyển. Các em chỉ cần cung cấp dữ liệu kết quả thông tin mình đang có và các em mong muốn đỗ vào trường đó, ngành đó.

Thuật toán trong Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Hệ thống) cũng như hệ thống của các trường khi chạy lọc ảo, tiến hành sắp xếp nguyện vọng của các em sẽ ưu tiên cho tổ hợp, phương thức tối ưu, ở nguyện vọng cao nhất. Chỉ khi nào các em không thể đỗ vào nguyện vọng cao nhất mới bắt đầu xét đến nguyện vọng thứ hai.

Ở nguyện vọng thứ hai này, trên toàn Hệ thống cũng lại xét một lần nữa, nếu điểm của em ở phương thức nào đó cao hơn những bạn khác cùng phương thức thì em vẫn trúng tuyển trước những bạn sắp xếp nguyện vọng đó là thứ tự cao hơn.

“Nói như vậy để thấy lợi thế của thí sinh khi tham gia vào Hệ thống, các em không bị thiệt thòi dù có xét tuyển ở những nguyện vọng đặt vị trí thấp hơn” - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Thí sinh tìm hiểu các ngành/chương trình của Học viện Tài chính.

Thí sinh tìm hiểu các ngành/chương trình của Học viện Tài chính.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Hệ thống không xét điểm nào em cao nhất trong tất cả các tổ hợp, mà là xét điểm nào, tổ hợp nào tối ưu nhất cho em có thể trúng tuyển. Bởi có những tổ hợp điểm của thí sinh rất cao, nhưng những bạn khác đăng ký vào ngành đó, theo tổ hợp đó còn có điểm cao hơn thì chưa chắc các em đã trúng tuyển.

Tuy nhiên, ở một tổ hợp điểm khác của thí sinh có thể không cao bằng tổ hợp kia, em lại có thể trúng tuyển. Như vậy thuật toán ưu tiên tối ưu, thay vì xét tổ hợp điểm cao nhất. Các em lưu ý để rất yên tâm trong việc lựa chọn xét tuyển, sắp xếp nguyện vọng mình mong muốn nhất, đam mê nhất và thực sự muốn cống hiến cho lĩnh vực đó.

“Hệ thống sẽ dừng nhận đăng kí xét tuyển nguyện vọng đại học sau 17 giờ ngày 30/7 nên thí sinh cần lưu ý để thực hiện việc đăng kí nguyện vọng xét tuyển. Các em đừng chờ đợi giây phút cuối cùng mới đăng ký, vì dễ xảy ra rủi ro, nghẽn mạng”- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.

Dịch vụ chứng minh tài chính Khoa lê