Chiến thuật chọn trúng và đúng nguyện vọng xét tuyển

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa đưa ra 'chiến thuật' giúp thí sinh chọn trúng, đúng nguyện vọng xét tuyển.

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023.
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023.

Kinh nghiệm các năm trước cho thấy, thí sinh không có “chiến thuật” tốt trong sắp xếp nguyện vọng có thể bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển vào các ngôi trường yêu thích, thậm chí không thể trúng tuyển đại học vì những sai lầm không đáng có.

Để hạn chế những sai sót, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh đưa ra lưu ý hết sức quan trọng. Theo đó, năm nay nhờ Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ không bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn các phương thức khác nhau cũng như các tổ hợp. Các em chỉ cần chọn ngành, trường mà mình mong muốn.

Điều này giúp thí sinh giảm sai sót trong quá trình xét tuyển. Bởi nếu như các năm trước, nhiều thí sinh mắc phải các sai sót về mặt kỹ thuật khi lựa chọn nhầm phương thức, tổ hợp, cuối cùng không đạt được kết quả tốt nhất thì năm nay, Hệ thống của Bộ GD&ĐT đã ưu việt hơn, cho phép thí sinh không cần chọn phương thức, tổ hợp nữa.

“Tôi nghĩ rằng thí sinh cần lưu ý, mặc dù không phải chọn phương thức, tổ hợp nhưng trong phần chọn cơ sở dữ liệu để đối chiếu, các em cần chọn đầy đủ các dữ liệu (như học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực,…) rồi đánh đúng, tích đủ. Khi đó, Hệ thống sẽ đảm bảo xét tuyển cho thí sinh bất kỳ phương thức nào vì đã có đủ dữ liệu rồi.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh.

Bên cạnh đó, với những thí sinh đã trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm, nếu thực sự yêu thích ngành đó, trường đó thì hãy đặt lên nguyện vọng 1. Nếu không, thí sinh hoàn toàn có thể đặt nguyện vọng này xuống phía dưới và đặt những lựa chọn yêu thích hơn lên trên.

Tuy nhiên, các em phải nhớ lựa chọn tích các nguyện vọng đã trúng tuyển có điều kiện vào danh sách đăng ký nguyện vọng của mình và sắp xếp theo thứ tự từ yêu thích nhất xuống dần” - PGS.TS Nguyễn Phú Khánh lưu ý thêm.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh cũng đưa ra những nhận định về phổ điểm năm nay. Theo Phó Hiệu trưởng, nhìn vào phổ điểm, có thể thấy không có sự biến động quá nhiều so với năm 2022. Các trường có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, điểm thi tốt nghiệp THPT là một trong những phương thức đó. Tùy theo đề án tuyển sinh của mỗi trường, lượng chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ chiếm trọng số khác nhau.

Như vậy, nếu chúng ta căn cứ quá nhiều vào phổ điểm, nhưng số lượng chỉ tiêu bằng điểm thi tốt nghiệp THPT khác nhau giữa các trường, ngành thì chưa chắc phổ điểm đã ảnh hưởng lớn tới điểm chuẩn.

“Tôi nghĩ điểm chuẩn sẽ có sự thay đổi, nhưng quan trọng là thí sinh cần nắm vững thông tin về các trường, ngành mình dự định xét tuyển; điểm chuẩn của những năm gần đây để làm cơ sở xem xét. Đồng thời, các em cũng cần xem xét kỹ đề án tuyển sinh, số lượng chỉ tiêu của mỗi trường, ngành năm 2023. Căn cứ vào số liệu các năm trước, đề án tuyển sinh, phổ điểm,… thí sinh có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với mình” - PGS.TS Nguyễn Phú Khánh nhận định.

Nhằm giúp thí sinh đưa ra những lựa chọn nguyện vọng chính xác, gia tăng tối đa cơ hội trúng tuyển vào những trường đại học, cao đẳng yêu thích, ngày 22/7, Trường ĐH Phenikaa tham gia Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023 tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tại đây, đội ngũ giảng viên và tư vấn viên đã gỡ rối giúp thí sinh có lựa chọn thông minh và an toàn nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngành chức năng địa phương hỗ trợ người dân dập lửa.

Cháy 5 căn nhà ở Cà Mau

GD&TĐ - Trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm cháy 5 căn nhà.
Hệ thống Patriot tại Ba Lan.

Kiev ngạc nhiên vì quyết định của NATO

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ra ngạc nhiên vì NATO đánh chặn tên lửa và UAV Iran tại Israel nhưng lại không làm điều tương tự với vũ khí Nga tại Kiev.
Thầy Thạch (thứ 4 từ phải qua, hàng giữa) chụp ảnh kỷ niệm ngày học sinh Trường chuyên Lam Sơn ra trường, năm 1988. Ảnh tư liệu

Ánh sáng khác thường

GD&TĐ - Dạo ấy, tôi và anh Thạch thuộc nhóm luyện thi đại học khối A. Anh em chung cảnh sống tập thể, nên thường cùng nhau đạp xe tới dạy luyện thi...
Rác vũ trụ là vấn đề không gian cấp bách hiện nay.

Chiến dịch dọn rác không gian

GD&TĐ - Giai đoạn đầu tiên trong Chiến lược bền vững không gian của NASA tập trung vào rác trên quỹ đạo quanh Trái đất.