Lưu học sinh Lào và Campuchia đón Tết cổ truyền ấm áp tại Kon Tum

GD&TĐ - Nhằm tạo không khí ấm áp, vui vẻ cho lưu học sinh Lào và Campuchia, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay và tết Chol Chnam Thmay.

Khách mời đón Tết cổ truyền Bunpimay cùng lưu học sinh Lào tại Kon Tum.
Khách mời đón Tết cổ truyền Bunpimay cùng lưu học sinh Lào tại Kon Tum.

Ngày 14/4, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum phối hợp với Hội hữu nghị Việt-Lào-Campuchia cùng với các ngành chức năng đã tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay và tết Chol Chnam Thmay cho lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tập và rèn luyện tại trường.

Chương trình nhằm giới thiệu nét văn hóa Tết cổ truyền của Lào và Campuchia tới sinh viên đang học tập tại trường nói riêng và người dân Kon Tum nói chung. Đây là hoạt động thường niên nhằm tạo môi trường giao lưu giữa lưu học sinh Lào và Campuchia với sinh viên Việt Nam. Qua đó vun đắp tình cảm hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tham dự buổi lễ có bà Y Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum…. cùng với hành trăm sinh viên là lưu học sinh Lào và Campuchia.

Bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum (áo xanh) tặng quà và gửi lời chúc mừng năm mới đến các bạn lưu học sinh Lào và Campuchia
Bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum (áo xanh) tặng quà và gửi lời chúc mừng năm mới đến các bạn lưu học sinh Lào và Campuchia

Cũng giống như Tết Nguyên đán Việt Nam, ở Lào và Campuchia cũng có ngày tết truyền thống của mình. Tết Lào có tên gọi là Bunpimay, tết Campuchia có tên gọi là Chol Chnam Thmay và được diễn ra từ 14/4 đến 16/4 hằng năm.

Vào ngày Tết, người dân Campuchia nghỉ ngơi, hỏi thăm và chúc phúc lẫn nhau. Mọi người tin rằng mỗi năm sẽ có một vị thần trên trời gọi là Têvôđa được phái xuống để chăm lo đời sống người dân. Vì vậy, đêm giao thừa người dân làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng tiễn đưa vị thần Têvôđa cũ để đón thần Têvôđa mới.
Vào ngày Tết, người dân Campuchia nghỉ ngơi, hỏi thăm và chúc phúc lẫn nhau. Mọi người tin rằng mỗi năm sẽ có một vị thần trên trời gọi là Têvôđa được phái xuống để chăm lo đời sống người dân. Vì vậy, đêm giao thừa người dân làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng tiễn đưa vị thần Têvôđa cũ để đón thần Têvôđa mới.
Còn Tết Bunpimay được xem là Lễ hội có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết cho cuộc sống con người. Bunpimay còn được gọi là hội té nước. Trong lễ này người dân Lào có quan niệm té nước là để tẩy rửa những gì không tốt, không may mắn trong năm cũ với mong muốn năm mới có nhiều điều may mắn và hạnh phúc hơn.
Còn Tết Bunpimay được xem là Lễ hội có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết cho cuộc sống con người. Bunpimay còn được gọi là hội té nước. Trong lễ này người dân Lào có quan niệm té nước là để tẩy rửa những gì không tốt, không may mắn trong năm cũ với mong muốn năm mới có nhiều điều may mắn và hạnh phúc hơn.
Lưu học sinh Lào đeo chỉ cổ tay để gửi lời chúc và cầu mong may mắn đến bà Y Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum.
Lưu học sinh Lào đeo chỉ cổ tay để gửi lời chúc và cầu mong may mắn đến bà Y Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum.
Bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum tham dự Tết Bunpimay của lưu học sinh Lào.
Bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum tham dự Tết Bunpimay của lưu học sinh Lào.
Toàn thể khách mời và lưu học sinh Lào, Campuchia uyển chuyển trong điệu múa Lăm Vông.
Toàn thể khách mời và lưu học sinh Lào, Campuchia uyển chuyển trong điệu múa Lăm Vông.
Năm học 2021-2022, Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng có 177 lưu học sinh. Trong đó 17 lưu học sinh Campuchia và 160 lưu học sinh Lào.
Năm học 2021-2022, Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng có 177 lưu học sinh. Trong đó 17 lưu học sinh Campuchia và 160 lưu học sinh Lào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.