Lưu học sinh Lào, Campuchia vui Tết cổ truyền tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mặc dù xa nhà, không được đón Tết cổ truyền ở quê hương nhưng lưu học sinh Lào và Campuchia vẫn vui mừng, hạnh phúc đón năm mới tại Việt Nam.

Lưu học sinh trình diễn những trang phục truyền thống các dân tộc của Việt Nam - Campuchia – Lào.
Lưu học sinh trình diễn những trang phục truyền thống các dân tộc của Việt Nam - Campuchia – Lào.

Ngày 9/4, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum, Hội hữu nghị Việt-Lào-Campuchia… tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay và tết Chol Chnam Thmay cho lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tập, rèn luyện tại trường.

Quang cảnh Tết cổ truyền của Lào và Campuchia được tổ chức tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Quang cảnh Tết cổ truyền của Lào và Campuchia được tổ chức tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

Chương trình nhằm tái hiện nét văn hóa Tết Cổ truyền của Lào và Campuchia tới sinh viên đang học tập tại trường nói riêng và người dân Kon Tum nói chung. Đây là hoạt động thường niên nhằm tạo môi trường giao lưu, tìm hiểu văn hóa, đất nước, con người của ba nước Đông Dương. Qua đó thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam.

Lưu học sinh cùng các bạn sinh viên tham gia.

Lưu học sinh cùng các bạn sinh viên tham gia.

Với người dân Campuchia vào dịp Tết là thời gian để nghỉ ngơi, hỏi thăm và chúc phúc lẫn nhau. Mọi người tin rằng mỗi năm sẽ có một vị thần trên trời gọi là Têvôđa được phái xuống để chăm lo đời sống người dân. Vì vậy, đêm giao thừa người dân làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng tiễn đưa vị thần Têvôđa cũ để đón thần Têvôđa mới.

Nghi thức té nước được tái hiện tại Ngày hội giao lưu văn hóa Campuchia - Lào – Việt Nam.

Nghi thức té nước được tái hiện tại Ngày hội giao lưu văn hóa Campuchia - Lào – Việt Nam.

Còn Tết Bunpimay của người Lào được xem là lễ hội có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết cho cuộc sống con người. Bunpimay còn được gọi là hội té nước. Trong lễ này người dân Lào có quan niệm té nước là để tẩy rửa những gì không tốt, không may mắn trong năm cũ với mong muốn năm mới có nhiều điều may mắn và hạnh phúc hơn.

Lưu học sinh buộc chỉ cổ tay, cầu chúc năm mới bình an, sức khoẻ đến bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum.

Lưu học sinh buộc chỉ cổ tay, cầu chúc năm mới bình an, sức khoẻ đến bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum.

Khác với những năm trước, nhân dịp Tết cổ truyền của Lào và Campuchia, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa Campuchia - Lào – Việt Nam với chủ đề “Sắc màu văn hoá Đông Dương”. Tại đây, lưu học sinh trình diễn những trang phục truyền thống các dân tộc của Việt Nam - Campuchia – Lào. Đồng thời múa “Sồng phon Pimay” và “Vũ điệu đoàn kết” do các bạn sinh viên Lào, Campuchia, Việt Nam, ….biểu diễn. Ngoài ra, ngày hội năm nay còn có các gian hàng ẩm thực đặc sắc của ba nước Việt Nam - Campuchia – Lào để mọi người cùng nhau thưởng thức.

Gian hàng ẩm thực của lưu học sinh Campuchia.

Gian hàng ẩm thực của lưu học sinh Campuchia.

Em Soukkasan PHIMTHISAN, chia sẻ, như thường lệ từ ngày 14-16/4 dương lịch là Tết truyền thống Lào và Campuchia. Trong những ngày này mọi người cầu chúc năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ.

Cũng như những năm trước, dịp Tết năm nay em và các bạn lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tập tại trường không được đón tết cùng gia đình và người thân. Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy rất vui vì đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành của tỉnh Kon Tum, Gia Lai và nhà trường.

Món canh đặc sản của người Campuchia.
Món canh đặc sản của người Campuchia.

"Em luôn xem Việt Nam là ngôi nhà thứ 2 vì đã tạo điều kiện, hỗ trợ sinh viên học tập. Em cùng các bạn sẽ cố gắng vượt khó, không ngừng phấn đấu để xây đắp thêm tình hữu nghị giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia", Soukkasan PHIMTHISAN chia sẻ.

Năm học 2022-2023, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có tổng số 98 lưu học sinh, trong đó có 12 lưu học sinh Campuchia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).