Luồng gió mới từ chính sách liên kết đào tạo với nước ngoài

Luồng gió mới từ chính sách liên kết đào tạo với nước ngoài

Tăng cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo

* Hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong GD Đại học. Vậy Việt Nam đã có những chính sách nào nhằm thúc đẩy hoạt động này, thưa bà?

Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành và tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị định, Thông tư nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong GD-ĐT. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến để góp phần thúc đẩy hoạt động này.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT; mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học (GDĐH) và giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo; có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Mặt khác, tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế; có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở GD-ĐT có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Luật GDĐH năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018 đã tạo hành lang pháp lý, đẩy mạnh tự chủ đại học, tự chủ học thuật và hợp tác, liên kết đào tạo với nước ngoài. Tại Điều 45, Luật sửa đổi quy định rõ các cơ sở GDĐH được tự chủ cao trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.

Đồng thời, Luật này quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ GD&ĐT về hợp tác quốc tế. Theo đó, phải ban hành các chính sách phù hợp với chiến lược phát triển GD-ĐT; tăng cường quản lý về liên doanh, liên kết GDĐH với nước ngoài; chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ…

* Vậy những ưu điểm và thách thức trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài của các cơ sở GDĐH hiện nay là gì?

Sự xuất hiện của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng là những luồng gió mới để gia tăng cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội, cung cấp nhân lực cho cả thị trường trong nước và quốc tế.

- Hiện nay có 3 ưu điểm chính mà các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài mang lại.

Thứ nhất, người học được theo học chương trình do phía cơ sở GDĐH của nước ngoài cung cấp – các chương trình đã được bảo đảm chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục của nước sở tại. Chương trình học theo hệ tín chỉ của nước ngoài và người học được cấp văn bằng của nước ngoài.

Thứ hai, người học được tiếp cận những kiến thức và kỹ năng mới nhất, bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, với đa số các chương trình này, người học được sử dụng tài nguyên của trường đối tác bằng việc truy cập vào hệ thống tài liệu, học liệu ở thư viện điện tử của các trường đối tác nước ngoài.

Thứ ba, các chương trình liên kết đào tạo góp phần phát triển, nâng cao năng lực quản lý điều hành, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH Việt Nam; góp phần đẩy mạnh quốc tế hóa GDĐH Việt Nam, hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

Tuy vậy, cũng có những thách thức đối với các chương trình liên kết đào tạo.

Về khía cạnh tuyển sinh cho chương trình theo mô hình này, với sự gia tăng các chương trình đào tạo trong nước nhưng đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh (như các chương trình đào tạo tiên tiến, chương trình đào tạo chất lượng cao, kỹ sư tài năng…), đã tạo nên một sự cạnh tranh đáng kể, nhưng lành mạnh.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH cũng sẽ là các thách thức, nhưng đồng thời là động lực để các bên đối tác cùng nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình.

Luồng gió mới từ chính sách liên kết đào tạo với nước ngoài ảnh 1
Bà Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học

Những lưu ý khi theo học chương trình liên kết đào tạo

* Bà có lưu ý gì cho các trường của Việt Nam và các sinh viên theo học chương trình đào tạo GDĐH hợp tác, liên kết đào tạo giữa trường đại học của Việt Nam và các trường đại học của nước ngoài?

Người học cần chú ý lựa chọn chương trình liên kết đào tạo hợp pháp là các chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng một Quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo (Bộ GD&ĐT phê duyệt hoặc các cơ sở GDĐH tự chủ phê duyệt theo quy định của Luật GDĐH và Điều 22 Nghị định số 86).

- Đối với các cơ sở GDĐH tại Việt Nam, các trường cần thực hiện đúng quy định tại Luật GDĐH đã được sửa đổi bổ sung năm 2018 (Điều 45), đồng thời thực hiện đúng các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

Bao gồm, phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo thẩm quyền, lựa chọn trường đối tác nước ngoài, chương trình bảo đảm về uy tín, kiểm định chất lượng (hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục nước ngoài cho phép đào tạo và cấp bằng GDĐH); thực hiện đầy đủ theo thỏa thuận hợp tác, hợp đồng, xây dựng đề án, bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đáp ứng quy định về chuyên môn trình độ và năng lực ngoại ngữ để giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ, biện pháp bảo đảm chất lượng giáo dục, quyền lợi của người học, quy định về quản lý điều hành, xây dựng chương trình đào tạo, việc quản lý rủi ro,…

Đặc biệt, chuẩn đầu ra của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không được thấp hơn chuẩn đầu ra quy định bởi các văn bản pháp luật của Việt Nam.

Người học có dự định theo học chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở GDĐH Việt Nam và cơ sở GDĐH nước ngoài cần lưu ý, các chương trình liên kết đào tạo được thực hiện hoàn toàn bằng ngoại ngữ không qua phiên dịch (đa số các chương trình thực hiện bằng tiếng Anh).

Đối với trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, các chương trình liên kết đào tạo sẽ quy định cụ thể trình độ ngoại ngữ đầu vào nhưng ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc IELTS 5.5-6.5), quy định cụ thể tại Điều 16 của Nghị định số 86. Do vậy, người học phải chuẩn bị đầy đủ về năng lực, kỹ năng ngoại ngữ tương ứng.

Theo báo cáo của các trường gửi về Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 20/7/2020 có tổng số 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, ở bậc đại học có 195 chương trình, thạc sĩ có 150 chương trình và tiến sĩ có 7 chương trình.

Số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học là trên 25.800 người, trong đó trình độ đại học hơn 22.700 sinh viên; trên 3.000 học viên thạc sĩ và 63 nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Các trường đại học của Cộng hòa Pháp có 91 chương trình (Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hay còn gọi là Trường ĐH Việt - Pháp) có 44 chương trình với các đối tác của Pháp); Vương quốc Anh: 71 chương trình; Hoa Kỳ: 38 chương trình; Australia: 27 chương trình; CHLB Đức: 20 chương trình (Trường ĐH Việt Đức có 11 chương trình); Đài Loan: 19 chương trình; Trung Quốc: 10 chương trình; Hàn Quốc: 8 chương trình,...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ