Lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu có thực sự tới chiến sự?

GD&TĐ - Có rất ít quốc gia châu Âu nào dám mạo hiểm gửi quân lính của họ đến Ukraine để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Pháo binh Ukraine triển khai chiến đấu đạn do phương Tây cung cấp.
Pháo binh Ukraine triển khai chiến đấu đạn do phương Tây cung cấp.

Đây là nhận định của cựu sĩ quan quân đội và chính trị gia Thụy Điển Mikael Valtersson khi chia sẻ với RIA.

Ông đã phác thảo hai kịch bản tiềm năng về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực xung đột ở Ukraine, với cơ sở cho cả hai kịch bản là "lệnh ngừng bắn dọc theo các tiền tuyến hiện tại và không có tư cách thành viên NATO của Ukraine trong tương lai gần".

Kịch bản đầu tiên liên quan đến lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế bao gồm quân đội từ các quốc gia hoặc khu vực không liên kết với những bên tham gia xung đột Ukraine, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mỹ Latinh, Châu Phi, ASEAN và có thể là các nước châu Âu như Hungary và Slovakia.

Kịch bản thứ hai, trong đó quân đội EU sẽ được gửi đến với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình, có khả năng khiến Nga coi đây là hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn và sẽ tái diễn giao tranh trước khi lực lượng phương Tây tiến đến tiền tuyến.

Kết quả là, châu Âu sẽ phải đối mặt với một cuộc xung đột có sự tham gia của một số quốc gia châu Âu, nhưng không có sự hậu thuẫn của NATO hoặc Mỹ, do đó, không có gì ngạc nhiên khi, như chuyên gia Valtersson đã nói:

"Sẽ không thể đạt được sự thống nhất trong toàn châu Âu về một nhiệm vụ như vậy. Thay vào đó, cuộc chiến có thể sẽ tiếp tục trong năm 2025, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, cho đến khi Ukraine nhận ra rằng họ phải chấp nhận tình hình trên thực địa.

Nhưng sau đó, các điều kiện có thể còn khắc nghiệt hơn đối với Ukraine. Họ đã mất một cơ hội tuyệt vời để có được một thỏa thuận tốt trong các cuộc đàm phán Istanbul", Valtersson nói.

"Một kịch bản hợp lý hơn nhiều về sự tham gia của quân đội châu Âu trên thực địa ở Ukraine là một số quốc gia diều hâu hơn gửi các đơn vị hỗ trợ và 'người hướng dẫn' đến Ukraine", Valtersson cảnh báo.

Ông nói thêm rằng những quân đội châu Âu này sẽ trở thành mục tiêu chính của Nga mà không thực sự có nhiều tác động đến kết quả của cuộc xung đột.

Đối diện với những khó khăn chồng chất trên thực địa trong xung đột với Nga, Tổng thống Zelensky nói cần cả Mỹ và châu Âu đảm bảo hòa bình lâu dài cho Ukraine, nhấn mạnh mọi thứ rất khó khăn nếu thiếu Washington.

"Tôi nghĩ chỉ có Mỹ và châu Âu cùng hợp tác mới có thể thực sự ngăn Tổng thống Nga Vladimir Putin và cứu Ukraine", Tổng thống Volodymyr Zelensky nói khi tham gia hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ở Bỉ hôm 19/12.

Ông Zelensky thừa nhận sẽ "rất khó" nếu chỉ có châu Âu hỗ trợ Ukraine, nhấn mạnh mọi kế hoạch được đưa ra để đảm bảo hòa bình cho Kiev đều phải có sự tham gia của Washington.

"Tôi tin rằng những đảm bảo của châu Âu sẽ không đủ với Ukraine", ông nói sau cuộc đàm phán với các đối tác EU.

Ông Zelensky bày tỏ ủng hộ sáng kiến triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất, nhưng cho rằng cần phải cụ thể hóa sáng kiến này.

"Nếu nói về một đội quân, chúng ta cần nêu rõ sẽ có bao nhiêu người, họ sẽ làm gì nếu đối mặt cuộc tấn công từ Nga", ông nói, thêm rằng sẽ cần những "cơ chế hiệu quả" để thực thi kế hoạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đêm văn nghệ tưng bừng. Ảnh: TT

Chuyến đi của sự trưởng thành

GD&TĐ - Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Vậy nên, từ bé đến lớn, lần xa nhà lâu nhất của tôi là 2 ngày - cho những lần đi tham quan với lớp.

Ảnh: Quốc Bình.

Dịu dàng hoa tía tô

GD&TĐ - Tía tô thân thuộc đến thế đó nhưng chưa khi nào nó được bắt gặp những bông hoa tim tím bé xinh ấy.