Luật Nhà giáo tạo môi trường dạy và học tốt hơn cho thầy, trò

GD&TĐ - Luật Nhà giáo góp phần tạo ra môi trường dạy và học tốt hơn cho thầy, trò.

Luật Nhà giáo tạo môi trường dạy và học tốt hơn cho thầy, trò

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục), Luật Nhà giáo không chỉ bảo vệ quyền lợi của giáo viên, nhà quản lý giáo dục mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một môi trường học tập và giảng dạy tốt hơn cho cả giáo viên và học sinh.

Khẳng định, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết và quan trọng, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền nhìn nhận, khi có luật sẽ:

Giúp bảo vệ quyền lợi của nhà giáo. Theo đó, Luật Nhà giáo sẽ cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của các nhà giáo, đảm bảo họ được làm việc trong môi trường an toàn, được trả lương xứng đáng và có các quyền lợi xã hội khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Nâng cao chất lượng giáo dục. Bằng cách quy định các tiêu chuẩn và điều kiện làm việc cho giáo viên, Luật Nhà giáo sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Luật này có thể quy định rõ ràng về yêu cầu trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tạo động lực cho giáo viên. Khi quyền lợi và điều kiện làm việc của giáo viên được bảo đảm thông qua luật pháp, điều này sẽ tạo động lực cho giáo viên cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời thu hút những người có năng lực và tâm huyết tham gia vào ngành giáo dục.

Giải quyết các vấn đề hiện nay trong ngành giáo dục. Hiện tại, ngành Giáo dục đang đối mặt với nhiều thách thức như thiếu giáo viên, điều kiện làm việc chưa tốt, mức lương chưa tương xứng với công sức và cống hiến của giáo viên. Việc ban hành Luật Nhà giáo sẽ giúp giải quyết những vấn đề này một cách toàn diện và hiệu quả.

Tạo khung pháp lý để quản lý và phát triển nghề giáo. Luật Nhà giáo sẽ tạo ra khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển nghề giáo, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện các chính sách một cách hiệu quả và minh bạch.

Bảo vệ quyền lợi học sinh. Một khi quyền lợi và điều kiện làm việc của giáo viên được đảm bảo, họ sẽ có thể tập trung hơn vào việc giảng dạy, từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi học sinh.

Đề cập đến đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý giáo dục, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền nhận thấy, hiện chưa có quy định về bằng cấp, chứng chỉ đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền.

Các quy định về bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cần thiết để trở thành giáo viên thay đổi theo thời gian như bảng 1 dưới đây:

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với giáo viên phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ:

Cấp học

Luật GD 1998

Luật GD 2005

Luật GD

2019

Dự thảo Luật Nhà giáo

I. GIÁO VIÊN

Tiểu học

Bằng Trung cấp sư phạm

Bằng Trung cấp sư phạm

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Điều 48. Đào tạo nhà giáo (Bằng cấp theo quy định tại Luật GD)

Điều 49. Bồi dưỡng nhà giáo (không quy định chứng chỉ/ chứng nhận)

THCS

Bằng Cao đẳng sư phạm

Bằng Cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

THPT

Bằng đại học sư phạm

Bằng đại học sư phạm

II. CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Tiểu học

Không quy định

THCS

Không quy định

THPT

Không quy định

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, dự thảo Luật Nhà giáo nên quy định rõ về chứng chỉ bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bổ nhiệm đối với cán bộ quản lý giáo dục.

Kinh nghiệm Singapore cho thấy, Chương trình lãnh đạo trong Giáo dục (LEP là chương trình bắt buộc kéo dài sáu tháng chuẩn bị cho các cán bộ giáo dục, được lựa chọn để trở thành hiệu trưởng tại các trường học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ