Lựa chọn, vận dụng phương pháp thích hợp trong dạy học văn

GD&TĐ - PGS.TS Đoàn Trọng Huy (Trường ĐHSP Hà Nội) chia sẻ một số phương pháp đổi mới đã được thực hiện hoặc đang thể nghiệm với nhiều mức độ và hiệu quả khác nhau trong dạy học Văn.

Lựa chọn, vận dụng phương pháp thích hợp trong dạy học văn

Phương pháp dạy học tích cực

Nổi bật trong các phương pháp nói trên là phương pháp dạy học tích cực.

Theo PGS.TS Đoàn Trọng Huy, phương pháp này chống lại khuynh hướng dạy học học sinh thụ động, giáo viên áp đặt học sinh. Dạy học tích cực nhằm nêu cao vai trò chủ đạo dạy của thầy và chủ động hấp thu của trò dựa trên tinh thần dân chủ, hợp tác.

PGS.TS Đoàn Trọng Huy 

Có một sự phê phán khá nặng nề về phương pháp truyền thống, cụ thể là phương pháp truyền thụ - tiếp nhận (tức “đọc - chép”), chỉ thuyết trình thuần tuý và ghi chép đơn thuần.

Thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh theo xu hướng nhồi nhét tối đa, học sinh tự động ghi chép máy móc, coi thầy là người phát ngôn chân lý. Mục đích học là học thuộc và tái hiện lặp lại đúng kiến thức thầy đã giảng.

Phương pháp dạy học tích cực bao gồm nhiều biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Đó là quy trình học hỏi - học hiểu - học tập - học hành. Nhờ vậy mà học sinh học sách mà vượt sách, học thầy rồi vượt thầy.

Phương pháp dựa trên vấn đề

Một phương pháp dạy học tiến bộ, được vận dụng nhiều ở các nước phương Tây cũng được PGS.TS Đoàn Trọng Huy giới thiệu là phương pháp dựa trên vấn đề.

Đây là kiểu dạy học có nêu vấn đề, để nhận biết và giải quyết vấn đề (cũng gọi là phương pháp giải quyết vấn đề).

Bài giảng, bài học nào xét cho cùng cũng là một vấn đề, hoặc bao hàm một vấn đề nào đó. Vấn đề ở đây có tính chất tổng hợp, không hẳn là chủ đề, đề tài hoặc tư tưởng tác phẩm.

Theo cách hiểu này, đó có thể là một vấn đề bao trùm toàn bộ tác phẩm hoặc nhiều vấn đề quan trọng nổi bật cần quan tâm nhất.

Vấn đề được nảy sinh chủ yếu là do đào xới, lật đi lật lại một chủ đề, xem xét lại giá trị từ một cách tiếp cận khác hoặc do giải trình những con đường, cách thức tạo ra hiệu quả nghệ thuật.

Đã có công thức để tìm ra kết quả cần đạt bằng các câu hỏi mở đầu bằng “W” được lưu truyền trong dạy học, đặc biệt trong nghiên cứu: Who (Ai?), What (Cái gì?), Where (Ở đâu?), When (Khi nào?), Why (Tại sao?).

Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

PGS.TS Đoàn Trọng Huy cho biết, thường các tri thức được truyền đạt là các giá trị ổn định được đưa vào giáo trình, giáo khoa.

Tuy nhiên, tất cả lại phải được soi xét bằng cách nhìn, cách đánh giá dưới ánh sáng của khoa học, chính trị... của thời đại, của hôm nay.

Vấn đề thường được đặt ra là phải hiểu, phải cảm nhận như thế nào? Cần chỉnh lý, đổi mới và phát triển như thế nào? Vấn đề làm mới lại cảm nhận cũ cũng là điều thường gặp.

Chẳng hạn, Đọc lại Nhật ký trong tù, Tiểu thuyết lịch sử trong cái nhìn hôm nay, Nguyên Hồng từ cái nhìn thế kỷ,... là những đề tài thường xuất hiện trong các hội thảo khoa học về văn học. Dạy học cũng phải nhạy bén với những vấn đề mới cập nhật và có ý nghĩa thực sự như vậy.

Phương pháp đọc hiểu văn bản

Từ vài năm trở lại đây, có một phương pháp được đề xuất như để mở một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn. Đó là phương pháp đọc hiểu văn bản của Trần Đình Sử.

Theo giới thiệu của phương pháp đọc hiểu văn bản, luận điểm của tác giả xuất phát từ nhiều nước trên thế giới hiểu môn văn trong nhà trường là môn đọc văn.

Do đó, dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể hiểu và cảm thụ văn. Nói cách khác, môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn là bồi dưỡng, phát triển năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ.

Lối dạy học cũ coi trọng giáo dục tri thức mà coi nhẹ giáo dục trí năng, coi trọng dạy mà xem nhẹ học. Dạy đọc hiểu văn bản phải là sự nỗ lực vươn lên của cả thầy và trò để chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật.

Rõ ràng là điều này đòi hỏi nhiều công sức để thay đổi những tập quán, nề nếp, động hình cũ và cũng yêu cầu đầu tư nhiều thời gian đáng kể.

PGS.TS Đoàn Trọng Huy cho rằng, lợi ích, hiệu quả nhiều nhưng thách thức cũng không ít.

Tất nhiên, dạy học văn cũng không nên chỉ quy vào tác phẩm, mà còn vào cả nhà văn - chủ thể sáng tác và cả văn nghiệp - hành trình sáng tạo.

Dù sao thì văn bản - tác phẩm cũng là công trình quan trọng nhất để đánh giá thành tựu sáng tạo, như thông điệp nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn.

Một số kỹ thuật dạy học thông dụng

Cùng với việc đưa ra các phương pháp dạy học mới, PGS.TS Đoàn Trọng Huy cũng chia sẻ một số kỹ thuật dạy học thông dụng.

Đó là: Giải thích - minh hoạ: Phương pháp chủ yếu là thuyết trình, thuyết giảng.

Làm mẫu - tái tạo: Phương pháp chủ yếu là luyện tập, hướng dẫn, huấn luyện

Lập trình - algorit hoá: Phương pháp chủ yếu là hướng dẫn thực hiện các bước đã thiết kế.

Khám phá - phát hiện: Phương pháp chủ yếu là đàm thoại, gợi mở để tìm tòi, phát hiện.

Giải quyết vấn đề - nghiên cứu: Phương pháp dạy học được tổ chức theo cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.