Lớp học đêm

Lớp học đêm

Thực hiện quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Phòng giáo dục huyện Chư Sê đã chỉ đạo cho xã A Yun thành lập lớp xóa mù chữ cho đồng bào thiểu số. Mỗi buổi tối, cử giáo viên tại xã về các thôn bản để dạy chữ cho con em và những người đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Những thầy cô giáo đang dạy lớp xóa mù này chủ yếu là giáo viên cấp tiểu học.

thầy giáo Thành đang dạy học tại lớp xóa mù thôn 2.
Thầy giáo Thành đang dạy học tại lớp xóa mù thôn 2.

Mỗi tối, thầy cô lại đến điểm trường làng để dạy chữ. Lớp học cũng không quy định thời gian cụ thể vì phụ thuộc vào giờ đi làm về của bà con nơi đây. “Có hôm 7h30, cũng có hôm 20h mới tổ chức ổn định được lớp học. Đến khoảng 21h30’ hoặc 22h thì tan học.  Vì đa phần những người đi học là trẻ em đang con ham chơi, một bộ phận người lớn tuổi thì có tâm lý ngại đi học” - thầy Thành tâm sự!

Đi dạy lớp xóa mù chữ, thầy cô giáo đều phải bỏ tiền túi ra tự mua sắm dây điện, bóng điện và sách bút cho các em học sinh. Ngoài ra việc có được cuốn tài liệu xóa mù để đi dạy cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thầy Thành cho biết: “ có được tài liệu xóa mù, huyện phải đặt trước để trình lên tỉnh rồi tỉnh trình lên Bộ giáo dục đào tạo. Khi Bộ giáo dục in xong gửi về mới có, có khi phải mất mấy tháng mới có sách đi dạy”.

Một lớp xóa mù trung bình có khoảng trên 50 em nhỏ và người lớn đến theo học. Đinh Thôi, sinh năm 1988, nói: em muốn học cái chữ để viết tên và làm mỗi khi có việc lên xã để viết cái gì đó không còn phải nhờ người khác đi cùng để viết hộ nữa. Mình cũng có cái đầu học rồi sẽ viết, sẽ đọc được thôi mà!”.

các học trò tại điểm trường làng của lớp xóa mù.
các học trò tại điểm trường làng của lớp xóa mù.

Tận mắt đến lớp học xóa mù mới thấy hết được nỗi khổ của thầy cô giáo khi giảng dạy những người này. Có khi thầy giáo, cô giáo nói không ai biết gì chỉ đơn giản là không hiểu tiếng. Nói đến đâu thầy giáo cô giáo phải viết rồi dạy cách phát âm cho học trò đến đấy. Có nhiều người lớn dạy cả tuần trời liên tục nhưng tên mình cũng chưa biết viết, ngược lại có nhiều em nhỏ chỉ một hai ngày là có thể viết tên mình và nhớ được một số chữ cái.

Cùng một chữ cái, thầy phát âm một đằng nhiều học trò phát âm một nẻo. Theo thầy Đạt, việc các học trò phát âm như thế này là do hầu hết việc giao lưu văn hóa hàng ngày giữa các em chỉ toàn nói bằng tiếng mẹ đẻ. Không chỉ người học trong lớp xóa mù chữ mới phát âm như vậy, ngày cả những em học sinh được học theo chương trình chuẩn của sách giáo khoa vẫn thường xuyên phát âm không chuẩn.

Em Đinh Nhrôi, 8 tuổi, thôn 2 nói câu được, câu mất bằng tiếng kinh tâm sự: “ hôm nào em cũng đến lớp để mong được thầy cô dạy cho biết tiếng kinh,biết viết chữ. Như thế sau này mới có thể giao tiếp bằng tiếng kinh không còn khó khăn nữa”. Phần đa những người lớn tuổi ở trong xã cùng một bộ phận trẻ em không nói được tiếng kinh. Việc này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể nhác đi học, ít tiếp xúc với người kinh…”

các học trò tại điểm trường làng của lớp xóa mù.

Thầy Nguyễn Ngọc Dần, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi tâm sự: “ việc mở các lớp xóa  mù và sau xóa mù là thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà Nước. Hiện nay tại xã có hai lớp dạy xóa mù ở thôn 2 và làng A Chông. Hầu hết các thầy cô giáo được giao về giảng dạy đều là những người có tâm huyết và kinh nghiệm giảng dạy. Đi dạy nhưng các thầy cô giáo không có công tác phí hay nhận lương từ việc giảng dạy ở các lớp xóa mù, chủ yếu là giúp dân học chữ”.

Xuân Thu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Con được tự do khám phá và hòa mình với thiên nhiên, không ngại đất cát hay bị bẩn. Ảnh: NVCC.

Sáng tạo từ… 'nghịch bẩn'

GD&TĐ - Trẻ sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ.