Lời khuyên chuẩn bị cho con vào lớp 1

GD&TĐ - Bên cạnh niềm vui, nhiều phụ huynh cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng, thậm chí gây áp lực sang con trẻ, khiến trẻ sợ hãi khi chuẩn bị lên lớp 1.

Lời khuyên chuẩn bị cho con vào lớp 1

Cô giáo Trương Thị Thu và cô Nguyễn Ánh Vân – Những giáo viên giàu kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy khối lớp 1 ở Hà Nội đã có những chia sẻ về việc này.

Khi chuẩn bị cho con vào lớp 1, nhiều phụ huynh rất lo lắng và bối rối. Mặc dù đã có nhiều thông tin trên báo, đài nhưng có những phụ huynh chưa biết bắt đầu từ đâu?

- Lên lớp 1 là bước đệm quan trong trong giai đoạn học tập mới của các con. Các con chuyển sang một phương thức học tập đòi hỏi tính kỷ luật, khả năng và tốc độ tư duy cao hơn, chính vì vậy phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

+ Chuẩn bị về mặt tâm lý: Nhiều trẻ lúc mới bắt đầu tới môi trường lạ sẽ bỡ ngỡ, sợ hãi, bám bố mẹ…

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ các con sẵn sàng hòa nhập với môi trường học tập mới bằng cách giúp các con làm quen dần dần thông qua việc là quen với dụng cụ học tập, sách vở, bút giấy, tham quan trường tiểu học, giao lưu với anh chị lớp 1… tránh gây áp lực cho con, hãy luôn là những “người bạn” đồng hành cùng với con, tạo cơ hội đồng thời lắng nghe con để con cảm thấy yên tâm .

+ Rèn luyện sự tự tin và tự lập cho con: Khác với môi trường quen thuộc và được chăm sóc ở lớp mẫu giáo, lên lớp 1 các con sẽ gặp gỡ bạn bè thầy cô giáo mới, phải tự lập trong một số hoạt động cá nhân như: Thắt dây giầy, xếp dép, treo áo khoác đúng nơi quy định, tự mặc áo…

Các phụ huynh cần giúp các con rèn luyện dần các kỹ năng này để tránh các con cảm thấy xấu hổ với bạn khi chưa làm được, gây tâm lý sợ hãi…

+ Xây dựng hứng thú với việc học và giúp con làm quen dần với kiến thức: Từ mầm non chuyển sang lớp 1 là một bước chuyển lớn, chuyển từ môi trường quen được chăm sóc sang môi trường với hoạt động học là chính, các con có thể bị “sốc” hoặc mất tập trung, thâm chí sợ hãi nếu bị ép buộc phải ngồi học quá lâu.

Do đó, các bậc phụ huynh có thể tìm các lớp học hành trang vào lớp 1 để cho các con quen dần với sự tập trung, nề nếp, giờ giấc bằng những môn học thú vị, hào hứng như: Âm nhạc để các con có thể tự tin thể hiện mình qua bài hát, môn vẽ giúp các con được đi quan sát thiên nhiên, vẽ, tô, nặn tượng, bộ môn tiếng Anh giúp các con làm quen ngôn ngữ mới, học Toán và Tiếng Việt với những nội dung đơn giản…

Tóm lại, quan trọng nhất vẫn là khơi dậy được niềm đam mê hứng thú cho bé.

Tâm lý nhiều phụ huynh muốn cho con đi học sớm trước tuổi. Có nên không?

- Theo quan điểm của ông A.Gesell – Nhà tâm lý học người Mỹ - thì đứa trẻ sinh ra như cỏ cây, hoa lá có thời có lúc, ta nên không nên “thúc ép” quá trình phát triển của chúng, hãy để trẻ lớn lên một cách tự nhiên. Nếu bị “ép” thì dẫn đến trẻ phải làm những việc mà chưa phù hợp với năng lựa trí tuệ, thể chất và thời điểm tâm sinh lý chưa phù hơp.

Khả năng tập trung của con trẻ là vấn đề nhiều phụ huynh rất lo lắng, có phụ huynh cho rằng con mình quá “tăng động”, mất khả năng tập trung. Vậy có thể giúp các con rèn luyện khả năng tập trung được không? Và phụ huynh cần hỗ trợ như thế nào?

- Giai đoạn này là giai đoạn đòi hỏi sự cố gắng của cả các thầy cô và gia đình. Khi muốn con tập trung vào một vấn đề gì, các thầy cô và các bậc phụ huynh cần thể hiện dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi: Như thi đua xem bạn nào nhanh hơn, thi kể chuyện, thông qua các trò chơi, nói về các chủ đề gần gũi với bé trong khoảng hơn 30 phút...

Nhiều phụ huynh cố gắng trang bị cho trẻ thật nhiều kiến thức để giúp con biết đọc, biết viết trước. Họ sợ nếu con chưa biết những cái đó thì khi vào lớp 1 sẽ thua kém bạn bè, con sẽ bị mặc cảm nên đã vội vã tìm lớp học thêm cho con từ hè, thậm chí là từ ngay sau Tết.

Vậy có nên cho trẻ học trước?

- Chúng tôi thực sự không khuyến khích các em tập viết hay học trước quá sớm. Việc học trước khi con trẻ chưa phù hợp về lứa tuổi, thể chất sẽ dẫn đến việc lệch lạc về tư thế ngồi, nét chữ, tay cầm bút… mà việc sửa lại những “điểm lệch chuẩn” đó còn khó khăn hơn là dạy mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.