Kỹ năng mềm giúp trẻ bắt đầu vào lớp 1

Kỹ năng mềm giúp trẻ bắt đầu vào lớp 1

(GD&TĐ) - Đối với trẻ bắt đầu vào lớp 1, trong khoảng thời gian quá độ, làm quen với môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới lạ, phụ huynh hãy quan tâm nhiều đến việc hôm nay .

Xây dựng cho trẻ kỹ năng hòa nhập với môi trường mới
Xây dựng cho trẻ kỹ năng hòa nhập với môi trường mới
 

Đó là lời khuyên của các chuyên gia giáo dục dành cho các bậc phụ huynh có con vừa “tốt nghiệp” mẫu giáo và bước chân vào cổng trường tiểu học. Để khám phá và làm chủ thế giới mới lạ sau cánh cổng trường đòi hỏi các kỹ năng cơ bản, giúp trẻ tự lập, tự lực với những sinh hoạt nho nhỏ ban đầu.

Ngay từ đầu tháng 8, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu các nhà trường phải dành thời gian đầu năm học để hướng dẫn học sinh làm quen với môi trường tiểu học, thời gian học và vui chơi theo giờ quy định, đặc biệt đối với học sinh bắt đầu vào lớp 1.

Trên thực tế nhiều phụ huynh vì quá bận rộn với công việc, hay chủ quan nên đã phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục con cái. Điều này không tốt trong việc định hình tính cách, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Họ không biết rằng, chính cha mẹ là cầu nối quan trọng giúp trẻ vượt qua khó khăn ban đầu và giải tỏa gánh nặng tâm lý trong những ngày đầu đến trường Tiểu học.

Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Trần Thị Thắm nhấn mạnh, phụ huynh cần phải phối hợp nhà trường trong việc giáo dục con em. Họ cần tạo dựng tâm lý cho trẻ khi học tập ở môi trường mới.

Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh thường chỉ chú ý đến việc trẻ đi học được bao nhiêu điểm, học được những gì mà ít quan tâm đến thái độ, tâm trạng của con, không quan tâm xem con đến lớp, đến trường có được vui vẻ, thoải mái không.

Điều quan trọng đối với trẻ mới vào lớp 1 là phụ huynh nên theo sát con xem có bỡ ngỡ, khó khăn gì để chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng các con.

Giúp con tự tin trong ngày đầu tới trường
Giúp con tự tin trong ngày đầu tới trường
 

Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều giáo viên có thâm niên lâu năm trong việc đón trẻ vào lớp 1 cho rằng, đối với sinh hoạt thường ngày tại nhà, phụ huynh không nên quá chiều con. Không nên làm thay con các việc cá nhân đơn giản sẽ dẫn đến khi trẻ tiếp xúc với môi trường mới sẽ không biết xử lý như thế nào.

Để các bé đến trường Tiểu học không bỡ ngỡ, sợ hãi, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng mềm cần thiết cho con như tự ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, hay gom đồ dùng cá nhân… Đó là những kỹ năng sống cần thiết cần được trải nghiệm và rèn luyện mà huấn luyện viên chính là các bậc phụ huynh.

Trước khi vào lớp 1, nhiều phụ huynh chỉ chú tâm chuẩn bị cho con học chữ, làm Toán. Điều này là không cần thiết. Ở trường mầm non các bé đã được trang bị đủ về mặt “kiến thức” để sẵn sàng bắt nhịp cấp học mới theo yêu cầu chung. Việc phụ huynh cần làm là lắng nghe tâm lý, nắm bắt tính cách của con, chuẩn bị tâm lý và kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ.

Về mặt sức khỏe, ngoài việc giúp con tạo lập thói quen ăn, ngủ, học tập đúng giờ, các bậc phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học. Lưu ý tư thế ngồi học ngay ngắn, tập trung vào một công việc theo thời gian biểu nhất định.

Trong muôn vàn mối lo và ngổn ngang tâm lý hay căng tràn kỳ vọng vào những chiến binh lớp 1, để tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ mỗi khi đến trường, cha mẹ chính là cầu nối, nhân tố quan trọng hàng đầu và quyết định cho trẻ một khởi đầu tốt nhất.

Bảo Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải