Lời 'gan ruột' của cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tại phiên xử sáng 18/4, sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã thực hiện các thủ tục và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn tại phiên tòa xét xử ngày 18/4. Ảnh: Hoàng Lam
Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn tại phiên tòa xét xử ngày 18/4. Ảnh: Hoàng Lam

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng, việc tổ chức đấu thầu của thành phố Hà Nội rất chậm và “nếu đợi đến lúc thành phố tổ chức thì cả năm 2017 bệnh viện sẽ không có vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh viện sẽ đóng cửa…”.

Biết là sai nhưng… không còn cách khác

Ngày 18/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 đồng phạm cùng về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 222, Khoản 3, Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án này, ngoài ông Nguyễn Quang Tuấn còn có nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ của Bệnh viện Tim Hà Nội như: Hoàng Thị Ngọc Hưởng (SN 1961, cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội); Nguyễn Thị Dung Hạnh (SN 1969, cựu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Tim Hà Nội); Đoàn Trọng Bình (SN 1960, cựu Phó Trưởng phòng Vật tư y tế, Bệnh viện Tim Hà Nội)…

Tại phiên xử diễn ra vào chiều ngày 17/4, trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn trình bày, chủ trương “gửi vật tư” đã có trước khi bị cáo về làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội (giai đoạn 2012 - 2020). Bị cáo Tuấn cũng chỉ đạo cấp dưới cho doanh nghiệp gửi để bệnh viện có hàng hóa, thiết bị vào điều trị.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội thừa nhận không có báo giá các mặt hàng, thiết bị và việc mua sắm chỉ dựa trên cơ sở đối chiếu với năm trước và các bệnh viện khác thấp hơn thì mua. Bị cáo Tuấn cho rằng, việc chỉ định thầu là sai, nhưng bị cáo “không còn cách nào khác”.

Về lý do cấp bách chỉ đạo thầu rút gọn liên quan đến 4 gói thầu vào năm 2017, bị cáo Tuấn trình bày vào thời gian trên, thành phố Hà Nội có chủ trương đấu thầu tập trung. Tuy nhiên, theo bị cáo, việc tổ chức đấu thầu rất chậm.

“Nếu đợi đến lúc thành phố tổ chức thì cả năm 2017 bệnh viện sẽ không có vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh viện sẽ đóng cửa, không thể cấp cứu, chữa bệnh cho bệnh nhân”, bị cáo Tuấn trình bày.

Để tránh xảy ra tình trạng trên, bị cáo Tuấn cho biết đã hỏi vay một số thiết bị của Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát để sử dụng trước. Bị cáo trình bày thêm rằng toàn bộ trình tự, thủ tục đấu thầu đối với các thiết bị, vật tư y tế này đều được báo cáo đầy đủ với cơ quan quản lý. Nội dung báo cáo cũng có phần tổng hợp số lượng vật tư tồn kho, số lượng đã sử dụng, số lượng sử dụng vượt quá...

Trả lời câu hỏi của luật sư về việc mượn vật tư thì có đúng quy định không? Ông Tuấn xác nhận là không đúng theo quy định và nhận trách nhiệm về vi phạm này.

Tại phiên xử, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng việc tổ chức đấu thầu là nhiệm vụ của Phòng Vật tư y tế. Bản thân bị cáo ở vai trò là người lãnh đạo, quản lý chung toàn bộ bệnh viện nên không thể nắm được chi tiết quy trình đấu thầu.

Trình bày về cáo buộc áp đơn giá danh mục đấu thầu của năm 2016 vào năm 2017, bị cáo Tuấn cho rằng vi phạm nằm ở quá trình đấu thầu năm 2016, dẫn đến khi áp dụng cho năm 2017 cũng dẫn đến vi phạm.

Bị cáo Tuấn cũng phản pháo thông tin liên quan đến nghi vấn có sự thỏa thuận, ăn chia, hưởng lợi giữa bị cáo và bị cáo Phan Tuấn Đạt (Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Hòa Phát) khi đưa stent ký gửi vào bệnh viện.

Theo bị cáo Tuấn, Đạt thậm chí còn đồng ý hỗ trợ, giúp bệnh viện có vật tư để cứu chữa cho bệnh nhân dù thời điểm đó, bị cáo Đạt còn không biết có được thanh toán hay không.

Mặc dù vậy, bị cáo Tuấn cũng cho rằng việc “vay mượn” vật tư là không đúng quy tắc. Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội đồng thời thừa nhận bản thân có trách nhiệm chính trong vụ án này. Theo bị cáo, nếu lúc đó có so sánh với bảng giá thị trường sẽ không phát sinh sai phạm.

Bị cáo Nguyễn Quang Tuấn khai được các công ty Hoàng Nga, Kim Hòa Phát tặng số quà Tết gồm 10.000 USD, một chai rượu, hộp xì gà trong các năm 2016 - 2017.

Đến nay, ông đã nộp lại số tiền này và còn được vợ nộp thay 6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên còn tài trợ cho các hoạt động chung của Bệnh viện Tim Hà Nội nhưng số tiền bao nhiêu thì bị cáo không nhớ.

Toàn cảnh phiên xét xử vụ án ngày 17/4. Ảnh: Trọng Phú

Toàn cảnh phiên xét xử vụ án ngày 17/4. Ảnh: Trọng Phú

Vụ án là ví dụ điển hình cho lợi ích nhóm

Tại phiên xử diễn ra vào sáng ngày 18/4, sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã thực hiện các thủ tục và đề nghị mức án đối với các bị cáo. Theo đó, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng tội danh trên, bị cáo Hoàng Thị Ngọc Hưởng bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh bị đề nghị mức án từ 24 - 30 tháng tù; các bị cáo Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh (cùng là cựu Phó phòng phụ trách Phòng Vật tư y tế thuộc Bệnh viện Tim Hà Nội) bị đề nghị mức án lần lượt từ 30 - 36 tháng và 36 - 42 tháng tù.

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Đức Đảng (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Nga) bị đề nghị mức án 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; bị cáo Phan Tuấn Đạt bị đề nghị mức án từ 24 - 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 24 - 36 tháng tù.

Theo đại diện cơ quan thực hành quyền công tố, vụ án xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội là ví dụ điển hình cho lợi ích nhóm, thể hiện sự cấu kết giữa doanh nghiệp và người có chức vụ quyền hạn tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn được xác định giữ vai trò chủ mưu.

Bản luận tội thể hiện, giai đoạn từ năm 2016 - 2017, Bệnh viện Tim Hà Nội triển khai thực hiện 5 gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch với tổng trị giá hơn 595 tỷ đồng.

Trong đó, chỉ có 1 gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, 4 gói còn lại theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Do quen biết từ trước nên hai bị cáo Nguyễn Đức Đảng và Phan Tuấn Đạt đã đặt vấn đề và được bị cáo Tuấn chấp thuận cho các doanh nghiệp này bán vật tư y tế cho bệnh viện sau đó mới hợp thức bằng hồ sơ đấu thầu.

Cơ quan nắm quyền công tố tại tòa xác định cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội và các bị cáo khác đã không thực hiện việc đấu thầu theo phương thức đấu thầu tập trung mà đồng ý cho 2 doanh nghiệp gửi vật tư trước vào bệnh viện, sau đó mới hợp thức hồ sơ đấu thầu thanh toán.

Hành vi này đã can thiệp trái quy định vào hoạt động đấu thầu và gây thiệt hại cho bệnh viện cũng như quỹ bảo hiểm tổng số tiền hơn 53 tỉ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).