Lộ ra sau đám cháy

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Không phải đến khi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) hôm 12/9 thì người dân mới biết về sự lỏng lẻo trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại Thủ đô mà những cảnh báo về một thảm họa từ “bà hỏa” ở các chung cư và khách sạn mini đã được báo chí đề cập cách đây nhiều năm.

Tuy nhiên, đám cháy này mới làm lộ sáng bao góc khuất mà chính những người đã từng giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của thành phố đã chỉ ra.

Bên lề Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị cho rằng “phải có thế lực chống lưng” thì các chung cư mini xây vượt tầng như công trình vừa cháy mới có thể tồn tại được. Còn thế lực nào “chống lưng” thì có lẽ cơ quan điều tra sẽ làm rõ trong thời gian tới.

Thực ra việc “chống lưng” không chỉ có ở các công trình xây dựng vượt tầng mà hầu như xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Ông Nguyễn Đức Chung, thời còn làm Chủ tịch Hà Nội đã có lần nói thẳng là chính quyền cơ sở, thậm chí có cả công an khu vực đã “chống lưng” cho việc tồn tại các hàng quán lấn chiếm vỉa hè ở phố cổ.

Vào cuộc kiểm tra sau vụ cháy, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm rằng, ông chủ của chung cư vừa bị cháy cũng là chủ của 5 công trình xây dựng khác ngay tại quận Thanh Xuân. Tất cả đều được cấp giấy phép hẳn hoi và cũng xây vượt tầng.

Thế nhưng, những công trình ấy vẫn cứ nghễu nghện tồn tại gần chục năm nay trước mắt bàn dân thiên hạ mà chủ nhân của các tòa nhà không hề hấn gì. Thậm chí, người dân đã nhiều lần phản ánh về công trình vượt tầng này nhưng cơ quan quản lý vẫn “mũ ni che tai”!

Những cuộc thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương đều nặng tính chiếu lệ. Hình thức cao nhất dành cho những chủ nhân của các tòa nhà xây vượt tầng là phạt xong cho tồn tại.

“Lợi nhuận rất lớn từ các chung cư này so với số tiền bị phạt nên các chủ nhân vẫn mong được phạt để tồn tại” - ông Phạm Quang Nghị phân tích thêm.

Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn. Những công trình nào vi phạm các quy định xây dựng cũng như không đảm bảo công tác PCCC sẽ bị xử lý triệt để bằng phương châm “không có vùng cấm”. Nói như thế cũng có nghĩa là, đã từng có “vùng cấm” tồn tại lâu nay mà không được xử lý triệt để.

Cứ sau mỗi sự cố cháy nổ gây thảm họa cho người dân thì chính quyền các địa phương mới “vào cuộc quyết liệt”. Nhưng rồi, thảm họa vẫn cứ tái diễn, người dân nghèo vẫn luôn là nạn nhân của các đám cháy.

Ông chủ chung cư bị cháy ấy đã bị bắt. Vụ án cũng đã được khởi tố và mở rộng điều tra. Tuy nhiên, điều mà người dân mong chờ không chỉ là việc xử lý nghiêm minh của pháp luật dành cho những người vi phạm mà là, Nhà nước cần phải có một giải pháp căn cơ về nhà ở cho dân nghèo thành thị.

Chứ “nhà chung cư giá rẻ dành cho người nghèo” mà chủ nhân của các căn hộ ấy toàn đi ô tô thì sẽ không bao giờ giải quyết được câu chuyện “người nghèo có chỗ ở”. Và những “đám cháy” dưới một hình thức khác vẫn cứ diễn ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích Su-35S.

Su-35S quá nhanh và nguy hiểm với F-35

GD&TĐ - Theo National Interest, dù chỉ thuộc thế hệ 4++ nhưng tiêm kích Su-35S quá nhanh và rất nguy hiểm khi so với chiến đấu cơ tối tân nhất phương Tây.
Tác phẩm 'Dưới bóng Đồng Đình' của Đỗ Thanh.

Còn vương 'Nắng tháng Tư'

GD&TĐ - Sau dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, triển lãm 'Nắng tháng Tư' tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp tục mở cửa đón khách.
Ống phóng Kalibr trên chiến hạm Nga.

Tomahawk dễ bị đánh chặn hơn Kalibr?

GD&TĐ - Tờ Guardian của Anh cho biết, loại tên lửa tương tự gần nhất với Kalibr của Nga là Tomahawk - được coi là sứ giả chiến tranh của Mỹ.
Florian Wirtz hứa hẹn bùng nổ tại EURO 2024. Ảnh: ITN

Hướng tới Euro 2024: Chờ Gen Z bùng nổ!

GD&TĐ - Đang bước vào giai đoạn trẻ trung và sung sức nhất của đời cầu thủ, EURO 2024 hứa hẹn sẽ là giải đấu bùng nổ của thế hệ ngôi sao Gen Z mới nổi.
Với trẻ em, 2 liều vắc-xin quai bị phải tiêm cách nhau tối thiểu là 1 tháng. Ảnh minh hoạ

Hiểu đúng về vắc-xin phòng quai bị

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, do được kết hợp với các vắc-xin khác nên hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc-xin phòng quai bị chỉ còn khoảng 90 - 95%.