“Ve sầu lột xác” 8648 m2 từ đất kinh doanh thương mại khách sạn nhà ở sang văn phòng cho thuê trái quy định
Công trình toà nhà Văn Phòng Nam Cường được xây dựng trong Khu đô thị Dương Nội. Theo Thiết kế cơ sở được Bộ Xây dựng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Phạm Khánh ký tại văn bản số 664/BXD-HĐXD ngày 21/4/2009, phần kiến trúc của Dự án toà nhà Văn Phòng Nam Cường được lập theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 02/7/2008 điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết 1:500 Khu đô thị mới Dương Nội.
Theo đó, công trình cao 27 tầng (Quy hoạch 1:500 đã điều chỉnh quy định 25 tầng) và 1 tầng hầm. Công trình được xây trên phần đất 8648 m2 trong khuôn viên lô đất ký hiệu KS có tổng diện tích 45016m2 thuộc khu đô thị mới dương nội , Hà Đông. Mật độ xây dựng toàn lô 30%. Tầng hầm bố trí đỗ xe và phòng kỹ thuật.
Từ tầng 1 đến tầng 5 diện tích sàn xây dựng mỗi tầng 2865m2 tạo thành khối đế, bố trí văn phòng làm việc của nhân viên Tập đoàn Nam Cường. Từ tầng 6 đến tầng 27, diện tích mỗi sàn xây dựng 1250m2 tạo thành khối tháp, bố trí văn phòng cho thuê và tầng kỹ thuật.
Như vậy văn bản thẩm định của Bộ Xây Dựng vế kiến trúc văn phòng và công năng sử dụng đều quy định đây là toà nhà văn phòng (không kết hợp kinh doanh thương mại-khách sạn và nhà ở).
Thế nhưng theo nguồn tin mà chúng tôi thu thập được, thửa đất mà Tập đoàn Nam Cường sử dựng để xây dựng công trình là đất đô thị (ODT), thời hạn sử dụng lâu dài.
Cụ thể, thửa đất 28-1, tờ bản đồ số 00. Địa chỉ khu đô thị Dương Nội (khu A) với diện tích 8648 m2 (được nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa) ký ngày 28/1/2011 là đất đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài.
Trong khi đó, Dự án công trình toà nhà văn phòng Nam Cường được khởi công năm 2008 và hoàn thành năm 2010(trước cả thời điểm lô đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và được các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Xây dựng) thẩm định thiết kế cơ sở, là căn cứ để lập bản vẽ thi công.
Văn bản của Bộ Xây dựng về việc thiết kế cơ sở Toà nhà văn phòng, Khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông. |
Điều 72 Luật Xây Dựng 2003 quy định, một trong những điều kiện để khởi công công trình là bản vẽ thi công được phê duyệt.
Chưa nói tính pháp lý trong quy trình, thủ tục thực hiện dự án trên đã đúng với quy định về pháp luật đầu tư hay không, nhưng dư luận có lý do để đặt câu hỏi dựa vào quy định nào của pháp luật đất đai và đầu tư tại thời điểm thực hiện dự án mà Tập đoàn Nam Cường có thể chuyển đổi chức năng của 8648m2 trong khu đất được xác định trong quy hoạch xây dựng chi tiết 1:500 được duyệt là Dự án Trung tâm Thương mại-Khách sạn kết hợp nhà ở (căn cứ Quy hoạch chi tiết 1955) sang đất ở sử dụng lâu dài với chức năng cho thuê văn phòng mà không bị các cơ quan hữu quan của thành phố Hà Nội “phát hiện” và vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lâu dài.
Khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý Đô thị 2009 (thời điểm thực hiện xây dựng công trình trên) quy định, các loại đất trong đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, chức năng được xác định trong đồ án quy hoạch được duyệt.
Ngoài ra, căn cứ Điều 66 Luật Đất Đai 2003( thời điểm Dự án được cơ quan thẩm quyền phê duyệt), đối với trường hợp thửa đất thuộc Dự án Trung tâm thương mại-khách sạn-nhà ở của Tập đoàn Nam Cường không thuộc đối tượng được áp dụng loại đất ổn định sử dụng lâu dài.
Cũng liên quan đến công trình trên, Kết luận số 39 thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội (QHKT); Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; loạt các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính ngày 17/5/2022, Tập đoàn Nam Cường “ngựa quen đường cũ” đã “nâng” tầng trái phép đo với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tương tự như việc “nâng” tầng trái quy định đối với hàng trăm biệt thự thấp tầng tại khu đô thị trên.
Cụ thể, theo kết luận Thanh tra, công trình trụ sở văn phòng cao 27 tầng, trụ sở văn phòng tăng thêm 2 tầng so với số tầng cao trung bình theo điều chỉnh QHCT được duyệt là 25 tầng. Tại thời điểm kiểm tra, công trình đã xây dựng 27 tầng.
“Lật kèo” với nhà đầu từ góp vốn
Không chỉ có nhiều dấu hiệu sai phạm khi thi công các công trình tại khu đô thị Dương Nội, mà Tập đoàn Nam Cường có có hành xử thiếu chuyên nghiệp, có dấu hiệu chiếm dụng vốn của nhà đầu tư.
Sau hơn nhiều năm tham gia góp vốn với số tiền hàng tỷ đồng để mua căn hộ B05 L19 tiểu Khu An Vượng thuộc Khu Đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội (căn cứ Hợp đồng góp vốn ký ngày 14/11/2008 giữa Tập đoàn Nam Cường và Bà Trần T.H.Y , nhưng đến thời điểm này, Bà Trần T.H.Y vẫn không được Tập đoàn Nam Cường tiến hành ký hợp đồng mua bán theo quy định pháp luật
Trong khi đó, để làm rõ về việc sử dụng vốn góp và lý do dự án chậm tiến độ, khách hàng đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường nhưng cũng không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi từ phía Tập đoàn này.
Cụ thể năm 2014, khách hàng đã gửi văn bản đề nghị làm rõ xung quanh nhưng thông tin trên nhưng tới thời điểm này, phía tập đoàn cũng “bặt vô âm tín” không lý do.
hối cảnh tổng thể tiểu khu An Vượng Villa nằm trong dự án khu đô thị Dương Nội. |
Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho biết, theo điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh BĐS và khoản 2 Điều 4 Nghị định 153/2007/NĐ-CP chủ đầu tư có nghĩa vụ phải sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước của khách hàng để đầu tư tạo lập BĐS. Ngoài ra khoản 4 Điều 9 Nghị định 71/2010/NĐ-CP cũng quy định chủ đầu tư không được sử dụng vốn đã huy động vào mục đích khác hoặc sử dụng cho dự án bất động sản khác. Như vậy bắt buộc chủ đầu tư phải sử dụng tiền ứng trước của người mua nhà để đầu tư tạo lập nhà ở mà không được sử dụng khoản tiền này vào bất cứ mục đích nào khác.
Như vậy, dư luận đang đặt câu hỏi, vì sao Tập đoàn Nam Cường lại cố tình bưng bít thông tin với mục đích gì?
Tại Thư phúc đáp ngày 6/10/2021 của Tập đoàn Nam Cường gửi Bà Trần T.H.Y liên quan đến Thoả thuận góp vốn, Tập đoàn cho rằng Bà Trần T.H.Y không có nhu cầu mua nhà nhưng lại không đưa ra bất kỳ văn bản pháp lý nào đã được 2 bên thoả thuận tại Biên bản góp vốn được ký trước đó để chứng minh.
Cũng theo Bà Trần T.H.Y, trong suốt thời gian thực hiện thoải thuận góp vốn, phía nhà đầu tư không hề có bất kỳ văn bản gửi Tập đoàn Nam Cường đề nghị dừng thực hiện Thoả thuận góp vốn giữa 2 bên cũng như đề nghị rút vốn đầu tư.
Cũng theo nhà đầu tư Trần T.H.Y, để thúc giục Tập đoàn Nam Cường bàn giao tại sản theo đúng quy định tại văn bản thoả thuận, nhà đầu tư đã gửi 03 thông báo để nghị bàn giao tài sản tại ngày 26/4/2022 16/5/2022; 31/5/2022 nhưng đều không được Tập đoàn Nam Cường phản hồi theo quy định.
Chúng tôi tiếp tục thông tin