Lộ diện thiết kế máy bay vũ trụ đặc biệt

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Molniya đã trình bày cấu hình của một máy bay vũ trụ dân sự thế hệ mới, có thể tái sử dụng.

Lộ diện thiết kế máy bay vũ trụ đặc biệt

Giới chuyên môn cho rằng phi thuyền nói trên sẽ phục vụ sự phát triển du lịch vũ trụ ở Liên bang Nga, bằng cách giảm yêu cầu về sức khỏe của hành khách và tiết giảm chi phí phóng.

Cần lưu ý rằng máy bay vũ trụ trên thực tế là một chiếc phi cơ có cánh lượn tổng hợp, thuộc loại "thân chịu lực", trong đó đôi cánh hình chữ V có thể thay đổi hướng. Nhu cầu tạo ra một thiết bị như vậy đã được nghĩ đến từ vài năm trước ở Nga.

"Bây giờ nhiệm vụ đã được đặt ra và việc phát triển một tổ hợp hàng không dân dụng có thể tái sử dụng, với máy bay trên quỹ đạo đang được thực hiện đầy đủ", bà Olga Sokolova - Tổng giám đốc NPO Molniya cho biết vào thời điểm đó.

Tàu con thoi Buran từ thời Liên Xô được xem như hình mẫu máy bay vũ trụ mới của Nga.

Tàu con thoi Buran từ thời Liên Xô được xem như hình mẫu máy bay vũ trụ mới của Nga.

Rất có thể các nhà phát triển sẽ không từ bỏ công trình của họ. Mặc dù việc tạo ra tàu vũ trụ đã bị chỉ trích nặng nề ngay cả ở cấp độ ý tưởng.

Nhưng giờ đây, ngay cả khái niệm về thiết bị của tương lai cũng đã được trình bày. Theo đó, một phương tiện phóng hạng trung sẽ được sử dụng để đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo.

Phi hành đoàn của tàu vũ trụ sẽ bao gồm 4 người và nó sẽ được trang bị động cơ RD-0109. Nhà phát triển gọi lợi thế lớn của phương tiện là sự gia tăng số lượng bãi đáp và khả năng thay đổi sân bay hạ cánh, không chỉ giới hạn tại địa điểm phóng. Ngoài ra thiết bị mới sẽ có thể bay hai lần qua bất kỳ điểm nào trên Trái đất bằng cách thay đổi quỹ đạo.

Một ưu điểm khác của thiết bị là giảm đáng kể chi phí cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra sự ra đời của máy bay vũ trụ có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất. Rốt cuộc, thiết bị sẽ khả năng tái sử dụng. Hiện tại thời hạn hoàn thành thiết kế vẫn chưa được nêu rõ.

Tàu con thoi Buran được chế tạo dưới thời Liên Xô.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.